• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Chinhphu.vn) – Sau hợp nhất, giảm số lượng trên 2.650 đầu mối, tương đương 31,4%, không duy trình mô hình tổng cục; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Ngành tài chính sẽ chung sức đồng lòng, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao.

31/12/2024 20:34
Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/HT

Đó khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và phát biểu bế mạc Hội nghị tổng kết công tác tài chính - NSNN năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chia sẻ: Được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, cơ quan của Quốc hội chính quyền các địa phương; sự đồng hành của doanh nghiệp, người dân, ngành Tài chính đã hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Bộ trưởng cũng thay mặt ngành Tài chính tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo và hứa với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan; quán triệt, cụ thể hóa các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ bằng các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao.

Năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng của đất nước, nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức.

Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ- Ảnh 2.

Hội nghị tổng kết công tác tài chính -NSNN năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Tài chính - Ảnh: VGP/HT

Người đứng đầu ngành Tài chính nhấn mạnh: Nhận thức vai trò trách nhiệm của Ngành trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, triển khai quyết liệt, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tài chính ngân sách Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính sẽ bám sát tình hình thực tế, phương châm hành động của Chính phủ, để tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm sau.

Một là, tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật tài chính – NSNN, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp phân quyền ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo bước đột phá phát triển kinh tế đất nước.

Trong đó, tập trung hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 đối với các dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và một số luật khác sau hợp nhất sát nhập; các nghị quyết theo Chương trình công tác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản hướng dẫn Luật theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Hai là, quyết liệt trong công tác quản lý thu, chi NSNN. Trong đó, làm tốt công tác quản lý thu NSNN ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, mở rộng cơ sở thuế, khai thác, đảm bảo thu đúng đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, chuyển giá, trốn lậu thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử; quyết liệt xử lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế; phấn đấu thu NSNN năm 2025 ở mức cao nhất theo chỉ đạo của Chính phủ để có thêm nguồn dành cho thực hiện chính sách cải cách tiền lương, tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Tổ chức điều hành chi NSNN năm 2025 chặt chẽ, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Phấn đấu tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 so với năm 2024, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết; tăng chi đầu tư phát triển, đảm bảo nguồn lực cho quốc phòng an ninh, chi khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác.

Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung phân bổ, giao dự toán NSNN năm 2025 đảm bảo thời hạn theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; chi NSNN theo dự toán, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu.

Ba là, điều hành hiệu quả chính sách tài khoá, tập trung thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội. NSNN đóng vai trò là vốn mồi dẫn dắt thu hút các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển mạnh mẽ, đột phá, bền vững kinh tế xã hội đất nước theo mục tiêu Đảng, Nhà nước đặt ra.

Bốn là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN, tài sản công, gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững, tăng cường quản lý giá cả; phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, bảo hiểm, nâng hạng thị trường chứng khoán.

Năm là, thực hiện có hiệu quả sắp xếp tinh gọn bộ máy theo kết luận của Ban chỉ đạo trung ương, Ban chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sớm đưa bộ máy mới vào hoạt động, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay: Sau hợp nhất, giảm số lượng trên 2.650 đầu mối, tương đương 31,4%, không duy trình mô hình tổng cục; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

"Nhiệm vụ được giao của ngành Tài chính ngày càng lớn và nặng nề, nhiều nhiệm vụ quan trọng phức tạp và cấp bách. Để đáp lại sự tin tưởng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự quan tâm, phối hợp, chia sẻ của các bộ, ngành Trung ương, của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước; ngành Tài chính xin hứa sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống đoàn kết, nhất trí, cùng nhau chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính – NSNN đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao", lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Chính phủ đã đánh giá: Ngành tài chính đã làm tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhất là trong lĩnh vực thuế và hải quan. 2024 là năm thứ 10 liên tiếp Bộ Tài chính dẫn đầu chỉ số về cải cách hành chính; tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng.

Anh Minh