• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành Y tế khuyến cáo cảnh giác bùng phát dịch sau bão lũ

(Chinhphu.vn) – Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa đưa ra khuyến cáo người dân cảnh giác bùng phát dịch bệnh sau bão lũ.

23/11/2013 09:36
Ảnh minh họa

Theo báo cáo kết quả giám sát tại các địa phương, từ ngày 10-16/11/2013: số ca mắc bệnh tay chân miệng trên cả nước giảm so với cùng kỳ năm 2012 là 53,8%; số ca mắc bệnh sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm 2012 là 35,8%. Đặc biệt tại các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đắk Lắk số trường hợp mắc sốt xuất huyết đã có xu hướng giảm so với các thời điểm đỉnh dịch.

Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết thay đổi đột ngột, bão, lũ xảy ra liên tiếp tại một số địa phương trên cả nước dẫn đến một loạt vấn đề như: Ô nhiễm môi trường nặng nề sau bão lũ, vệ sinh nguồn nước không đảm bảo do hiện tượng úng ngập dẫn đến các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, hóa chất hòa lẫn nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của người dân không được bảo vệ. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại côn trùng, véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh.  Sự phân hủy của các loại xác động vật, thực vật trong quá trình ngâm nước làm phát triển các mầm bệnh như các loại vi rút, vi khuẩn.

Mầm bệnh phát triển, sức đề kháng của người dân giảm sút, vệ sinh môi trường không đảm bảo là điều kiện thuận lợi dẫn đến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như bệnh đường tiêu hóa, sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân phối hợp với lực lượng y tế, chính quyền địa phương chủ động thực hiện các biện pháp sau:

- Xử lý các nguồn nước sinh hoạt, thau rửa bể nước, khử trùng nước giếng bằng Chloramin B hoặc viên Aquatabs 67mg hoặc những hoá chất khác được Bộ Y tế cho phép.

- Vệ sinh môi trường với nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý, chôn xác động vật, xử lý các ổ nước đọng và các vật dụng chứa nước không để muỗi phát triển. Sử dụng vôi bột hoặc các hoá chất được Bộ Y tế chỉ định để xử lý khi chôn cất.  Phun hoá chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Cục Y tế dự phòng đề nghị các cơ sở y tế tăng cường công tác giám sát ca bệnh truyền nhiễm và tuyên truyền các phòng bệnh trong cộng đồng, người dân không nên chủ quan đối với dịch bệnh. Bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Tuệ Văn