• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngập nước ở TP.HCM do cống thoát nước chênh nhau

t

27/10/2010 15:56
t

“Độ dốc của hệ thống thoát nước ra các cửa xả của TP.HCM bị chênh nhau, không thể đấu nối với nhau được, vì vậy, tình trạng ngập càng sâu và lâu hơn vì nước không biết rút đi đâu”.

Tiến sĩ Hồ Long Phi, bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước, Khoa Kỹ thuật xây dựng, Đại học Bách khoa TP.HCM, Phó Ban Chỉ đạo chương trình Chống ngập nước thuộc trung tâm Điều hành chống ngập TP.HCM cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.

Ông Phi phân tích, thành phố đang có tình trạng: việc quản lý các dự án thoát nước không đồng bộ mà do lịch sử để lại, gồm nhiều bộ phận của những cơ quan khác nhau quản lý, và đa số không có thông tin của nhau, như dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè chủ yếu do sở Giao thông Vận tải quản lý; Tham Lương – Bến Cát do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Trung tâm chống ngập được thành lập hơn năm năm nay chỉ là nhận kết quả cuối cùng, khi mà mọi thiết kế, đàm phán xong xuôi hết rồi.

Hiện nay, trong quá trình thi công nhiều dự án, khi nâng đường thì việc giải quyết đồng bộ giữa cống chính ngoài đường với những cống nhánh trong hẻm còn nhiều bất cập, hai hệ thống này bị chênh nhau, không đấu nối được với nhau. Nhiều chỗ làm xong thì bên trong bị ngập. Đã có khoảng hơn chục vị trí như vậy trong thành phố, như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, một số nơi ở quận Gò Vấp…

Với tình trạng hệ thống cống chênh nhau, theo ông phải giải quyết thế nào để dân khỏi khổ vì sống trong ngập lụt?

Mỗi dự án phải nghiên cứu sâu để thấy nguyên nhân của nó là gì, để tìm giải pháp. Đường làm cao chỉ giải quyết ngập giao thông thôi, còn bên trong hẻm dân bị ngập, tính toán thiệt hại thế nào để đưa vào trong vốn dự án thì lại không có. Để giải quyết tạm thời, có thể sử dụng biện pháp bơm cục bộ, tức là bơm nước từ cống thấp trong hẻm đi ra cống xả cao bên ngoài. Trang bị mỗi khu vực một máy bơm do dân tự bảo quản, vận hành. Tôi cho rằng cái cần làm trước mắt là ứng phó với ngập lụt tại chỗ, khi tiền bạc chúng ta không nhiều. Chỉ kinh phí toàn bộ cho hệ thống thoát nước thành phố, tính theo Jica là cần khoảng 6 tỉ USD, nhưng hiện nay chúng ta mới bỏ vào 1 tỉ USD đầu tư chỉ cho khu trung tâm là 149km2, còn lại 500km2 gần như chưa có gì, chỗ ngập đang ở chỗ đó. Về lâu dài, có thể tái quy hoạch lại khu đó, xây chung cư, thêm mảng cây xanh… Phải ngồi lại với nhau bàn, chứ để dân tự bơi là không được.

Nhiều nhà khoa học quốc tế đã cho rằng cần tận dụng ao hồ, sông rạch sẵn có làm hồ điều tiết?

Sông rạch ở phía nam thành phố đủ để tận dụng làm hồ điều tiết, nhưng trung tâm thì không có, chỗ nào không có thì phải thêm vào, chỗ nào có thì phải giữ lại. Toàn bộ từ phía Tân Bình đi vòng về phía đại lộ Đông Tây bây giờ không còn, bắt buộc phải tạo ra dung tích mới trong quá trình chỉnh trang đô thị.

Hiện trung tâm đang làm đề án quy hoạch hồ điều tiết phân tán, có thể liên quan đến từng hộ dân cư, công viên, cao ốc… nhỏ vài ba hecta đến vài trăm ngàn mét vuông. Tôi cho rằng, trước sau gì cũng phải làm, nên phải đột phá trước với những chính sách ở những khu vực xung quanh đã. Còn nội thành khó làm, nhưng sẽ làm sau với quá trình chỉnh trang đô thị.

Tình trạng bị lún xuống hiện nay ở thành phố khiến mọi việc càng nghiêm trọng hơn?

Tình trạng lún này đã được cảnh báo cách đây 3 – 4 năm rồi. Nó không phải diễn ra ở cục bộ mà là trên diện rộng. Đa số việc lún hiện nay chúng ta chỉ mới nói do khai thác nước ngầm, nhưng một nguyên nhân rất quan trọng nữa là do nhà cao tầng: một khối lượng rất lớn tập trung trên một diện tích rất nhỏ, trong khi nền đất của mình lại yếu, là tác nhân gây lún thêm trầm trọng. Tôi cho rằng, tình trạng lún hiện nay còn quan trọng hơn mực nước biển dâng. Mực nước biển dâng là việc lâu dài, dự báo khoảng 50 năm nữa mực nước sẽ dâng lên khoảng 3 tấc rưỡi, nhưng hiện nay, độ lún ở thành phố có chỗ đã xuống 5 – 6 tấc rồi, và nó còn tiếp tục lún nữa. Hiện nay độ lún trung bình của TP.HCM là 3cm, nếu TP.HCM lún xuống 2m, tương đương với mực nước biển dâng 500 năm sau.

Lê Quỳnh