• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngày 15/11/2022, dân số toàn thế giới 'cán mốc' 8 tỷ người

(Chinhphu.vn) - Liên Hợp Quốc dự báo dân số thế giới sẽ đạt mức 8 tỷ người vào ngày 15/11 tới. Với tuổi thọ và số người trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên, dân số thế giới sẽ đạt con số 8,5 tỷ người vào năm 2030 đạt mức hơn 10 tỷ người vào năm 2080.

07/11/2022 15:54
Ngày 15/11/2022, dân số toàn thế giới 'cán mốc' 8 tỷ người - Ảnh 1.

Theo Liên Hợp Quốc, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng dân số toàn cầu là việc tuổi thọ tiếp tục tăng lên - Ảnh minh họa

Về tốc độ tăng dân số, nhóm nghiên cứu thuộc Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho biết sau khi đạt đỉnh vào đầu những năm 1960, tốc độ tăng dân số thế giới đã giảm mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng dân số hằng năm đã giảm từ mức 2,1% trong giai đoạn 1962-1965 xuống còn dưới 1% vào năm 2020 và con số này có thể giảm xuống còn 0,5% vào năm 2050 do tỉ lệ sinh giảm.

Về tỉ suất sinh, năm 2021, tỉ suất sinh ở mức 2,3 con/phụ nữ, giảm từ mức 5 con/phụ nữ vào năm 1950. Con số này sẽ giảm xuống 2,1 con/phụ nữ vào năm 2050. 

Theo Liên Hợp Quốc, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng dân số toàn cầu là việc tuổi thọ tiếp tục tăng lên 72,8 năm vào năm 2019, cao hơn 9 năm so với năm 1990. Đến năm 2050, tuổi thọ trung bình vào khoảng 77,2 năm.

Kết quả này có nghĩa là tỉ lệ những người hơn 65 tuổi sẽ tăng từ 10% vào năm 2022 lên 16% vào năm 2050. Xu hướng dân số già hóa sẽ tác động đến thị trường lao động và hệ thống hưu trí quốc gia khi dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sẽ tăng cao.

Trung Quốc và Ấn Độ, 2 nước đông dân nhất thế giới hiện tại, sẽ hoán đổi vị trí vào năm 2030. Theo đó, dân số Trung Quốc từ 1,4 tỷ người giảm xuống còn 1,3 tỷ người vào năm 2050.

Đến cuối thế kỷ này, dân số Trung Quốc có thể giảm xuống còn 800 triệu người. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2023 và đạt con số  1,7 tỷ người vào năm 2050. Kế tiếp 2 nước trên, Mỹ tiếp tục là quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới vào năm 2050 và sẽ ngang bằng với Nigeria với 375 triệu người./.

Theo TTXVN