• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngày mai (12/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật

(Chinhphu.vn) – Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ được khai mạc vào sáng mai (12/4) để cho ý kiến đối với một số dự án luật bổ sung vào Chương trình xây dựng pháp luật của năm 2023, 2024 và cho ý kiến với các dự án luật sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới.

11/04/2023 19:34
Ngày mai (12/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, chỉ khi các nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, hồ sơ đầy đủ thì mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, bảo đảm chất lượng trình Quốc hội - Ảnh: VGP/ĐH

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 11/4.

Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Phiên họp đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với 8 nội dung, trong đó có 3 nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến để trình tại Kỳ họp thứ 5 tới gồm: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 và cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 4 và cho ý kiến về nội dung chương trình, cách thức tổ chức Kỳ họp thứ 5.

Xem xét, cho ý kiến quyết định 4 nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Quyết định về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; cho ý kiến về báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội; xem xét cho ý kiến báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2023.

Với từng nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch điều hành đã có kết luận cụ thể. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan trình ký ban hành ngay các kết luận để các cơ quan có căn cứ pháp lý tổ chức thực hiện.

Nhấn mạnh Phiên họp thứ 22 có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị cho các nội dung của Kỳ họp thứ 5 tới đây, khối lượng công việc từ nay đến Kỳ họp rất lớn, quỹ thời gian ngắn, nhất là trong công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội bám sát chương trình dự kiến đã được thông qua để tiến hành các hoạt động của từng cơ quan; đồng thời đôn đốc các cơ quan tổ chức thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, ngay sau Phiên họp này, ngày mai, (12/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp trong 3 ngày để thực hiện công tác xây dựng pháp luật, tiếp tục cho ý kiến đối với một số dự án luật để bổ sung vào Chương trình xây dựng pháp luật của năm 2023, 2024; cho ý kiến với các dự án luật sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới. 

Riêng vấn đề liên quan đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nếu cần thiết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức riêng một buổi, thậm chí một ngày sau Phiên họp chuyên đề về pháp luật để có thời gian chỉnh lý, bổ sung sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, kết luận của Chính phủ cũng như tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cơ quan hữu quan, nhất là ý kiến của nhân dân. Qua đó thống nhất lộ trình và bảo đảm thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục quán triệt nguyên tắc chung là khẩn trương, nỗ lực cao nhất, phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng với Chính phủ, các cơ quan hữu quan. Chỉ khi các nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, hồ sơ đầy đủ thì mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, bảo đảm chất lượng trình Quốc hội.

Nguyễn Hoàng