• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nghề chăn ga gối đệm Trát Cầu và những nỗi lo

(Chinhphu.vn) – Mùa đông, làng nghề chăn ga gối đệm Trát Cầu (Thường Tín - Hà Nội) tấp nập khách đến mua hàng. Đời sống người dân đã được nâng lên nhờ nghề của làng nhưng nghề càng phát triển, những nỗi lo càng lớn lên…

01/12/2011 11:17

Sản xuất chăn ga tại thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín - Ảnh Chinhphu.vn

Giàu lên từ nghề

Chị Nguyễn Thị Phượng, chủ cơ sở sản xuất Phượng Thế tại làng cho biết, trước đây làng nghề chỉ làm những chiếc chăn bông với dụng cụ bật bông đơn giản. Từ gần chục năm trở lại đây, người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm chăn, đệm với kiểu dáng, mẫu mã theo phong cách nước ngoài, đặc biệt của Hàn Quốc. Thế nên, nhiều hộ gia đình ở Trát Cầu đã đầu tư máy móc hiện đại, có giá hàng trăm triệu đồng vào sản xuất, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Với việc sản xuất các dòng chăn, ga, gối, đệm từ bình dân đến cao cấp, hợp với túi tiền của người dân, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trát Cầu đã trải rộng từ các tỉnh Tây Nguyên trở ra nhưng chủ yếu tập trung ở miền Bắc.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết, hiện xã có 1.200 hộ làm nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm. Đây không chỉ là nghề mang lại thu nhập chính cho người dân trong xã mà còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động từ các xã lân cận và tỉnh khác như Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ… với mức lương bình quân 1,5 – 2 triệu đồng/tháng.

Nhờ có nghề này mà tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Đến Trát Cầu hôm nay, nhà cửa xây kiên cố mọc lên san sát như phố. Theo thống kê, trong thôn hiện có khoảng gần 50 doanh nghiệp với 100 ô tô tải, 30 chiếc xe con. Bình quân mỗi hộ làm nghề có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, nếu xưởng lớn có thể thu nhập lên tới hàng chục tỷ đồng/năm như hộ ông Lê Văn Minh, ông Vũ Văn Khuông, anh Nguyễn  Hữu Đán…

Cần sớm đưa sản xuất vào cụm, điểm công nghiệp

Mặc dù nghề làm chăn, ga, gối, đệm đang từng ngày làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây, song vẫn còn nhiều lo ngại. Trước hết là vấn đề thương hiệu. Hiện nay nhiều hộ sản xuất của Trát Cầu đã chú ý tới việc đăng ký, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, đa số nhãn hiệu đều “na ná” giống tên gọi sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc như Coshyhan, Hansan, Vikosan, Hacovic…

Vấn đề an toàn cháy nổ vẫn chưa được các hộ sản xuất quan tâm đúng mức dù chăn, ga, gối, đệm là sản phẩm dễ bắt lửa. Mới đây nhất, vụ hỏa hoạn tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Vikosan ngày 28/11 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này. Toàn bộ nhà xưởng sản xuất chăn, ga, gối đệm rộng hơn 4.000m² bị cháy rụi, thiệt hại ước tính khoảng 7 tỷ đồng.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết, mỗi hộ chỉ có một bể chứa nước nhỏ, với số lượng hàng hóa lớn, dễ bắt lửa, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì rất khó dập tắt.

Một vấn đề đáng lo ngại nữa là tình trạng ô nhiễm môi trường do lượng rác thải làng nghề lớn và thói quen đốt giẻ rách của các hộ sản xuất. Năm 2010 xã Tiền Phong có kiến nghị với huyện Thường Tín cho đào một hố chôn rác thải. Tuy nhiên cho đến nay, hố chôn đã gần đầy do lượng thải quá lớn.

Ngoài ra, để giảm áp lực cho khu dân cư, xã đã quy hoạch cụm điểm công nghiệp làng nghề diện tích 7,8ha, đã giao cho 63 hộ dân trên diện tích khoảng 35.000m² từ tháng 7/2011 nhưng cho tới nay, các hộ này vẫn chưa được cấp phép xây dựng nhà xưởng. Chính vì vậy, cả người dân và lãnh đạo xã Tiền Phong đều kiến nghị huyện Thường Tín và thành phố Hà Nội sớm tạo điều kiện đẩy nhanh cấp phép cho các hộ dân.

Đỗ Hương