• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nghị định 85/2015/NĐ-CP tác động lớn đến đời sống lao động nữ

(Chinhphu.vn) - Sáng 7/12 tại TP. Đà Nẵng, Bộ LĐTB&XH tổ chức hội nghị cho các Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giới thiệu, triển khai Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 30/10/2015 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ.

07/12/2015 16:04
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện trên cả nước có 25.875.000 lao động nữ, chiếm 48,6% lực lượng lao động xã hội. Ở một số lĩnh vực đặc thù, như dệt may, da giày, linh kiện điện tử, nuôi trồng và chế biến thủy sản, sản xuất đồ gỗ… thì tỉ lệ lao động nữ chiếm khoảng 70%.

Đặc biệt, tỉ lệ lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ đang có xu hướng tăng nhanh ở các doanh nghiệp nước ngoài, các khu công nghiệp tập trung. Họ chủ yếu là lao động nhập cư, gặp nhiều khó khăn về nhà ở, thu nhập, chăm sóc và nuôi dạy con cái.

Theo ông Vũ Trùng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTB&XH), trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm đến đời sống công nhân, người lao động, trong đó có lao động nữ, thể hiện qua hệ thống chính sách, pháp luật lao động ngày càng được đổi mới và hoàn thiện.

Thông qua các chính sách, lao động nữ đã được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp chị em cơ hội việc làm, tăng thu nhập và tham gia công tác xã hội, đồng thời bảo đảm thực hiện thiên chức, làm vợ, làm mẹ và chăm sóc con cái.

Nghị định 85/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/11 được xây dựng trên quan điểm nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể là trách niệm trực tiếp thông qua việc tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu  giáo nơi có nhiều lao động nữ và gián tiếp thông qua các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động thực hiện các chính sách đối với lao động nữ (gồm giảm thuế, khấu trừ chi chí hợp lệ, chính sách ưu đãi về đất đai…).

Bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho rằng, việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và giải quyết nhu cầu trường lớp, đảm bảo quyền lợi cho nữ công nhân, người lao động tại các KCN nói riêng đòi hỏi sự nỗ lực vào cuộc của tất cả các bộ, nghành Trung ương và các cấp quản lý địa phương.

Ông Friday Nwai, Trưởng Phòng Vì sự sống còn và phát triển trẻ em, Unicef nhận định rằng đây là một bước tiến quan trọng để cải thiện cuộc sống cho lao động nữ ở Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới đối tượng lao động nữ.

Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ gồm: Đại diện của lao động nữ; quyền của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; giúp đỡ hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo; tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ; chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động…

 Lưu Hương