• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nghị định đầu tiên của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

(Website Chính phủ) - Ngày 10/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

11/10/2007 17:00

Phát triển tổ hợp tác sẽ tạo việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông

Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; biểu quyết theo đa số; tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.

Quyền của tổ viên được đề cao

Theo Nghị định này, cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác. Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên. Khi ra khỏi tổ hợp tác, tổ viên có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đóng góp và được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của tổ hợp tác.

Tự do lựa chọn ngành, nghề và được ưu đãi trong hoạt động sản xuất

Tài sản của tổ hợp tác được hình thành từ nguồn đóng góp của tổ viên, phần trích lại từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn, từ tài sản được tặng, cho. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Công tác tài chính của tổ hợp tác phải đảm bảo tính công khai, minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra.

Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác; trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước và tham gia vào các dự án, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; được ký kết các hợp đồng dân sự và mở tài khoản riêng tại ngân hàng.

Nghị định 151/2007/NĐ-CP là Nghị định đầu tiên của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, góp phần khẳng định vị trí quan trọng và cần thiết của tổ hợp tác trong tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mô hình hoạt động của tổ hợp tác luôn tỏ rõ ưu thế, phù hợp với điều kiện cung cấp nhân lực, điều kiện hoạt động sản xuất của từng địa phương, nhất là các vùng nông thôn, miền núi. Có thể thấy rằng, chủ trương và lộ trình xây dựng quy định pháp luật cho tổ hợp tác cũng chính là lộ trình phát triển nền kinh tế nông thôn, phát triển các ngành nghề truyền thống lên một tầm mới.

Mai Hương

 (Nguồn: Nghị định số 151/2007/NĐ-CP)