• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nghị quyết 30 tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phòng, chống dịch COVID-19

(Chinhphu.vn) - Nghị quyết số 30/2021/QH15 được Quốc hội ban hành đã thống nhất việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được chủ động, linh hoạt quyết định triển khai các giải pháp cấp bách đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong phòng, chống dịch COVID-19.

05/01/2023 14:44
Nghị quyết 30 tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội - Ảnh: VGP/LS

Sáng kiến lập pháp chưa từng có tiền lệ

Sáng 5/1, tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội Khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày báo cáo của Chính phủ về đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19.

Nghị quyết số 30 là sáng kiến lập pháp chưa từng có tiền lệ đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành; huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Đến nay, dịch bệnh được kiểm soát đã góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng GDP trong 9 tháng năm 2022 đạt 8,83% tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước là 2,91% mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022. Kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế, nâng hạng tín nhiệm và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất khu vực.

"Các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Nghị quyết số 30 đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, thống nhất trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương", báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Đặc biệt, Chính phủ đã chủ động, áp dụng linh hoạt, kịp thời các biện pháp theo quy định tại Nghị quyết số 30, góp phần kiểm soát thành công dịch COVID-19 và chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch kịp thời, đúng đắn tại những thời điểm quyết định.

Nghị quyết 30 tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra - Ảnh: VGP

Chính phủ linh hoạt khi thực hiện các biện pháp, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày nêu rõ: Sau gần 1,5 năm triển khai cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác, Nghị quyết 30 đã góp phần đưa công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt được nhiều thành tựu, dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế-xã hội đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, quốc phòng, an ninh được giữ vững, ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.

"Chính phủ đã linh hoạt khi thực hiện các biện pháp hạn chế để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan theo từng mức độ dịch và khả năng kiểm soát dịch", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết.

Về công tác y tế, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội nhận định: Chính phủ đã rất nỗ lực và kịp thời huy động mọi lực lượng, các cơ sở y tế cả công lập và tư nhân tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh COVID-19; thành lập các bệnh viện dã chiến; tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và hiệu quả để phục vụ công tác điều trị COVID-19. 

Sự tham gia tích cực, kiên trì, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm của các lực lượng tuyến đầu và các lực lượng trong phòng, chống dịch; kết quả của ‟ngoại giao vaccine" đã thể hiện sức mạnh tổng hợp, tinh thần quyết liệt từ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan, các địa phương; tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đạt nhiều kết quả, tỉ lệ bao phủ vaccine cao. 

Áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách theo Nghị quyết 30

Việc áp dụng các cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách theo Nghị quyết 30, nhất là việc áp dụng Nghị quyết 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm thuốc, vaccine, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động, Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương đã chủ động, chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể; linh hoạt và sáng tạo trong công tác vận động, bổ sung các nguồn lực nhằm hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19 giữa người dân, doanh nghiệp với nhau. Các chính sách an sinh xã hội, việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã giúp bảo đảm đời sống, sức khỏe cho người dân, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Các chính sách tài khóa, tiền tệ, miễn, giảm, hoãn thuế, phí, lệ phí do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành cơ bản kịp thời, mục tiêu rõ ràng, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh, hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Xã hội đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm chỉ đạo hoàn thiện pháp luật để ứng phó với tình trạng tương tự trong tương lai, thông qua Nghị quyết của Quốc hội để ghi nhận những thành quả của công tác phòng, chống dịch COVID-19; tạo cơ sở pháp lý, cho phép tiếp tục thực hiện một số chính sách để giải quyết các vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Lê Sơn