• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nghĩa vụ chứng minh trong tranh chấp dân sự

(Chinhphu.vn) - Năm 2002, mẹ bà Nguyễn Thị Hằng (o0hangnguyen0o@...) có đưa tiền (không giấy tờ) cho ông nội bà Hằng để nhờ mua 1 mảnh đất ở quê vì mẹ bà Hằng sống ở tỉnh Sơn La. Sau khi mua, mảnh đất trên đứng tên ông nội bà Hằng. Năm 2011, ông nội bà Hằng chết nhưng không để lại di chúc, sau khi ông nội chết bà Hằng vẫn sống tại căn nhà trên cùng bà nội và chú thứ 2, em của bố.

15/06/2012 15:57

Ông nội của bà Hằng có 5 người con, 3 con trai, 2 con gái, bố bà Hằng là con trưởng. Nay, các cô chú của bà Hằng đòi chia mảnh đất do mẹ bà gửi tiền ông nội mua hộ. Vậy, có căn cứ pháp luật nào có thể chứng minh mảnh đất trên không phải chia cho các con của ông nội bà Hằng không?

Về vấn đề trên, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư  Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Để chứng minh thửa đất mẹ bà Hằng nhờ ông nội bà Hằng mua hộ và đứng tên hộ, cần thiết phải có chứng cứ về việc mẹ bà Hằng đưa tiền cho ông nội mua hộ, đứng tên hộ.  Nếu không có giấy tờ, không có tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được ghi nhận lại sự việc này và không có người làm chứng sự việc đó, thì người có thể chứng minh sự việc này là ông nội của bà, nhưng ông nội của bà đã chết mà không để lại di chúc.

Về pháp lý, thửa đất này đã đứng tên quyền sử dụng đất của ông nội bà Hằng là tài sản chung của vợ chồng ông nội, bà nội. Khi ông nội bà Hằng chết, ½ thửa đất đó, trở thành di sản thừa kế của ông nội. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự thì các thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bà Hằng gồm: Bà nội, 2 cô, 2 chú của bà Hằng. Do bố bà Hằng chết trước ông nội, nên theo quy định tại Điều 677 Bộ Luật Dân sự, bà Hằng và anh chị em bà Hằng (nếu có) là thừa kế thế vị bố bà Hằng. Như vậy về nguyên tắc ½ thửa đất đó được chia đều làm 6 phần, phần thừa kế thế vị của bà Hằng và anh chị em bà Hằng (nếu có) bằng 1 phần.

Nếu bà nội bà Hằng thừa nhận việc mẹ bà Hằng gửi tiền về để nhờ ông nội mua và nhờ ông nội đứng tên hộ thửa đất đã mua, thì bà nội có thể trả lại mẹ bà Hằng bằng hình thức lập hợp đồng tặng cho mẹ bà Hằng phần tài sản của bà nội bằng  ½ thửa đất còn lại và phần thừa kế mà bà nội được hưởng từ ½ thửa đất đứng tên ông nội để thừa kế.

Theo quy định của pháp luật, đối với các vụ việc tranh chấp dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó. Bởi vì mẹ bà Hằng không đưa ra được chứng cứ chứng minh việc gửi tiền về nhờ ông nội bà Hằng mua đất, và nay ông nội bà Hằng đã chết, nên không có căn cứ pháp luật để yêu cầu Tòa án, hoặc UBND giải quyết tranh chấp quyền sử dụng thửa đất này.

Theo luật sư, mẹ bà Hằng cần thiết phải thương lượng, hòa giải với các cô chú và bà nội của bà Hằng để có thể được nhận quyền sử dụng thửa đất mà mẹ bà Hằng cho là tài sản của mình nếu việc thương lượng, hòa giải thành. 

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.