• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nghiên cứu phát triển bền vững cây Lùng ở vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ

(Chinhphu.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu phát triển bền vững cây Lùng (Bambusa longgissia sp.nov.) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ở một số tỉnh vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ” để đưa ra tuyển chọn.

23/04/2018 12:45

Định hướng mục tiêu là phát triển bền vững cây Lùng (Bambusa longgissia sp.nov.) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ở một số tỉnh vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Sản phẩm dự kiến và yêu cầu đối với sản phẩm: Báo cáo đặc điểm sinh học của loài Lùng (đặc điểm hình thái, di truyền, phân bố, sinh thái, sinh trưởng); báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường các sản phẩm từ cây Lùng; chọn được 200 bụi cây mẹ ở 3 tỉnh (Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa) có chiều dài lóng trên 80cm, đường kính lóng trên 8cm, vách dày trên 0,6cm; 2-3 dòng vô tính/vùng có năng suất cao hơn 15% so với trung bình của khảo nghiệm.

Các quy trình kỹ thuật: Nhân giống; trồng thâm canh và khai thác; phục tráng rừng thoái hóa; sơ chế và bảo quản nguyên liệu (hiệu quả kinh tế của các quy trình tăng ít nhất 10% so với hiện tại).

Bênh cạnh đó, có giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả chế biến Lùng cao hơn ít nhất 10% so với sản xuất hiện tại. 06 ha khảo nghiệm dòng vô tính kết hợp vườn cung cấp giống (3ha/vùng); 20 ha thí nghiệm trồng thâm canh rừng Lùng (10ha/vùng); 30 ha rừng thí nghiệm phục tráng rừng thoái hóa (10 ha/tỉnh); 01 mô hình liên kết chế biến các sản phẩm từ cây Lùng (quy mô 2 tấn nguyên liệu/ngày).

Nơi nhận Hồ sơ: Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hồ sơ nhiệm vụ được gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Phòng Hành chính thuộc Văn phòng Bộ). Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ là 17 giờ 00 ngày 18/6/2018.

Trường Ca