• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngoại trưởng Mỹ ra ‘tối hậu thư’ với Nga

(Chinhphu.vn) - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định Nga phải lựa chọn hoặc là đứng về phía Mỹ và các nước có chung quan điểm hoặc là tiếp tục ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

12/04/2017 07:50
"Chúng tôi muốn giảm bớt những đau khổ của người dân Syria. Nga có cơ hội trở thành một phần của tương lai này và đóng vai trò quan trọng. Hoặc Nga có thể tiếp tục hỗ trợ nhóm mà chúng tôi tin rằng không đáp ứng lợi ích của Nga trong tương lai dài hạn", Ngoại trưởng Mỹ nói.

Liên quan vấn đề Syria, ngày 11/4, trong Tuyên bố chung kết thúc cuộc họp tại Lucca, Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhất trí lập trường sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và phối hợp giải quyết các cuộc khủng hoảng trên thế giới, trước hết là tại Syria.

Trong một diễn biến liên quan, tuyên bố chung nêu rõ quan điểm của G7 cho rằng Nga có khả năng giúp giải quyết "mớ bòng bong" tại Syria, đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nói riêng và chủ nghĩa khủng bố quốc tế nói chung.

Các nước G7 đều cho rằng nếu thiếu sự tham gia của Nga, sẽ không thể giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực cấp bách hiện nay, đồng thời thể hiện quan tâm xây dựng mối quan hệ tích cực với Nga.

Tuyên bố chung của G7 cho biết họ có mối quan tâm chung với Nga và hoan nghênh vai trò mang tính xây dựng của Nga trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề, như chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, di cư, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu...

Liên quan đến vụ việc, ngày 11/4, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho biết các nước G7 đã thống nhất giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 6 năm tại Syria, theo đó cho rằng không thể có giải pháp hòa bình tại Syria nếu Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tại vị.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp của nhóm G-7 tại Italy, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định "Tương lai của Syria không có khả năng đi cùng với ông Bashar al-Assad".

Trong khi đó, trong một tuyên bố đáng chú ý, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định các nước G7 nhất trí rằng sự thống trị của ông Assad sẽ dần chấm dứt.

Trước đó, cũng ngày 11/4, các ngoại trưởng G7 đã nhóm họp cùng đại diện một số nước Trung Đông nhằm vạch kế hoạch về cách thức chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ở Syria.

Trong một tuyên bố mới nhất trên Sputnik tối 11/4, Tổng thống Nga Putin cho rằng: Tình hình Syria hiện nay rất giống năm 2003, khi Mỹ phát động chiến dịch ở Iraq.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng tình hình hiện nay xung quanh Syria gợi nhớ các sự kiện của năm 2003, khi Hoa Kỳ bắt đầu phát động chiến dịch tại Iraq, và dẫn cụm từ "thật buồn chán, các cô gái à" từ một trong những tác phẩm hài hước nổi tiếng nhất của nền văn học Nga.

Cho đến nay, Nga kiên quyết phản đối việc Mỹ tấn công Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đây là một hành động xâm lược một quốc gia có chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế với một cái cớ bịa đặt.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Syria Assad cũng kiên quyết phủ nhận việc can dự vào cuộc tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học, khẳng định các lực lượng vũ trang của Chính phủ Syria chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công.

Nga cũng đã yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế khách quan về vụ việc được cho là sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các máy bay chiến đấu của quân đội Syria đã không kích trúng một kho vũ khí hóa học của lực lượng nổi dậy, khiến chất hóa học phát tán làm nhiều người chết và bị thương.