• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) – Điểm nhấn phát triển trước biến đổi khí hậu

Phần phía Đông kênh Chợ Gạo kéo dài đến duyên hải Gò Công (Tiền Giang) thuộc các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Gò Công nằm trong vùng dự án Ngọt hóa Gò Công. Đây là dự án thủy lợi đồ sộ và hiệu quả nhất Nam Bộ trong những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, góp phần ngăn mặn, giữ ngọt bảo đảm sản xuất cho trên 37.000 ha đất trồng trọt; trong đó có khoảng 30.000 ha đất trồng lúa, giúp hàng trăm ngàn hộ dân phát huy tốt các tiềm năng đất đai, lao động, ổn định cuộc sống. Tại đây, nhiều bài học hay, kinh nghiệm quí đối phó thiên tai được đúc kết, tạo đột phá phát triển cho vùng đất khó trước biến đổi khí hậu ngày một rõ nét mang đến tác hại khôn lường như: khô hạn kéo dài, nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu về phía thượng lưu....

05/05/2011 15:26
*Hiệu quả sản xuất né hạn, mặn
Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Tiền Giang cơ bản thu hoạch xong trên 80.000 ha lúa đông xuân; trong đó, riêng các huyện nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công gần 30.000 ha với năng suất rất khá, bình quân 67,5 tạ/ha và sản lượng cả vụ đạt trên 514.000 tấn lúa. Sau khi trừ đi chi phí, nông dân còn lãi từ 18 đến 20 triệu đồng/ha. Đây là mức lãi cao nhất so với vụ đông xuân những năm trước. Không dừng lại ở chỗ được mùa, được giá, thắng lợi lớn nhất đối với tỉnh Tiền Giang khu vực nội đồng dự án ngọt hóa Gò Công là thu hoạch ăn chắc tránh được hạn mặn và thời tiết thủy văn bất lợi trong mùa khô 2011. Điều mà thời trước, khi dự án chưa hoàn tất là “bất khả”.
Cũng cần nói thêm, có thời tiết khắc nghiệt nhất Nam Bộ, các huyện thị nằm phía đông tỉnh Tiền Giang trước đây luôn phải đối mặt với nhiễm mặn và khô hạn hàng năm làm thiệt hại nặng nề đối với sản xuất đời sống. Từ khi dự án ngọt hóa Gò Công hoàn thành đưa vào sử dụng, tỉnh Tiền Giang phát huy tốt mạng lưới đê bao và cống đập ngăn mặn, trữ ngọt trong nội đồng phục vụ sản xuất để tăng mùa, chuyển vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Từ chỗ trồng lúa một vụ năng suất bấp bênh trước đây, toàn vùng nâng lên sản xuất mỗi năm 2 – 3 vụ ăn chắc. Đặc biệt, trên cơ sở theo dõi tình hình khô hạn và xâm nhập mặn hàng năm, tỉnh xây dựng lịch thời vụ một cách phù hợp trong năm đảm bảo tránh được khô hạn và nhiễm mặn cho lúa đông xuân, đồng thời thường xuyên quan trắc diễn biến và dự báo xâm nhập mặn, phát huy vai trò các cống đập đầu mối lấy nước ngọt trữ vào nội đồng như: Xuân Hòa, Vàm Giồng... phục vụ sản xuất.
Đơn cử như trong vụ đông xuân 2010 – 2011, tỉnh phân bố lịch thời vụ xuống giống từ 15/12/2010 đến 15/1/2011 tùy theo từng tiểu vùng thuộc nội đồng dự án. Lịch thời vụ xuống giống hợp lý trên bảo đảm cho nông dân thu hoạch trễ nhất 16/4/2011 . Khi ấy, nhu cầu nước dùng cho cây lúa cơ bản đã hết nên dẫu có hạn mặn phức tạp và kéo dài hơn thì vẫn không gây nhiều thiệt hại cho nông dân. Cùng với xây dựng lịch thời vụ né hạn mặn, tỉnh khuyến khích bà con ứng dụng nhanh những tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chọn cơ cấu giống lúa phù hợp, đưa cây màu xuống chân ruộng, nhân rộng những mô hình sản xuất tiết kiệm nước hoặc lúa màu, chuyên canh màu...để tăng hiệu quả sản xuất, giúp bà con sớm thoát nghèo, làm giàu nhanh và ổn định cuộc sống một cách căn bản.
Ngày nay, Thị xã Gò Công nổi tiếng với vành đai trồng rau an toàn, các huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây có vùng trồng lúa chất lượng cao, Chợ Gạo với vùng trồng nếp bè và vùng trồng ớt trên chân ruộng cho thu nhập gấp ba lần trồng lúa năng suất cao...đã cho thấy vai trò của hệ thống đê bao, cống đập trong dự án ngọt hóa Gò Công được phát huy và tư duy chỉ đạo sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu mở ra một tương lai xán lạn đối với vùng đất thời xưa nổi tiếng “gió nào độc bằng gió Gò Công”.
* Đa dạng hóa mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Sau thắng lợi vụ đông xuân 2010 – 2011, tỉnh Tiền Giang nhanh chóng triển khai kế hoạch vận hành các cống đập trong hệ thống thủy lợi của Dự án ngọt hóa Gò Công phục vụ sản xuất tiếp vụ hè thu 2011. Đáng chú ý, trong vụ hè thu 2011, cùng với xuống giống trên 29.000 ha lúa chất lượng cao tại các vùng trọng điểm, tỉnh còn mở rộng diện tích màu trên chân ruộng lên trên 1.100 ha. Nông dân địa phương vốn cần cù, chịu khó và nhạy bén trước những cơ hội chuyển đổi sản xuất vượt khó, thoát nghèo và làm giàu từ những dòng nước ngọt mát lành mà hệ thống công trình thủy lợi ngọt hóa Gò Công mang lại. Tăng mùa, chuyển vụ và gần đây là phong trào đưa cây màu xuống chân ruộng được nông dân hưởng ứng nhiệt tình. Đi đầu có ông Phạm Ngọc Luận cư ngụ tại Thị trấn Vĩnh Bình (Gò Công Tây) với mô hình trồng khoai môn dưới chân ruộng.
Cách làm của ông Luận là: Sau khi thu hoạch vụ đông xuân, ông thuê lao động lên líp trồng khoai môn theo mô hình lúa khoai môn. Cần nói thêm, khu vực sản xuất của ông Luận vốn trũng thấp, không thích hợp trồng lúa vụ 2 khi mùa mưa đồng bằng vào cao điểm. Vụ này chi phí cao mà sản xuất rất khó khăn, nhiều rủi ro. Thay vào đó, trồng khoai môn rất thích hợp, ít tốn công chăm sóc và đầu ra thuận lợi. Phần ông Luận hạch toán cho thấy sau một vụ khoai môn, bình quân thu lãi ròng trên 180 triệu đồng/ ha, gấp 10 lần trồng lúa năng suất cao.
Nông dân Võ Văn Hồng cư ngụ tại xã Bình Nhì (Gò Công Tây) thì chọn trồng huệ trắng trên chân ruộng với diện tích 2.000 m2 theo kiểu xen canh lúa màu. Thửa ruộng trên ông thuê lao động cuốc lên và đắp giồng trồng huệ trắng, dưới rãnh thì trồng lúa chất lượng cao, giống OM 95 – 20. Kết quả rất khả quan. Huệ trắng sau ba tháng tuổi cho thu hoạch hoa. Về huệ trắng thu lãi ròng mỗi năm gần 40 triệu đồng còn tính chung cả nguồn lợi lúa dưới rãnh mức lãi mỗi năm gần 50 triệu đồng chỉ với 2.000 m2 (2 công đất). Ông Hồng so sánh, một ha đất trồng huệ trắng xen canh lúa hơn 10 ha đất độc canh cây lúa. Nhờ huệ trắng mà gia đình ông Hồng đã khấm khá lên...
Trong năm qua, chỉ tính hai huyện trọng điểm của Dự án ngọt hóa Gò Công là Gò Công Đông và Gò Công Tây bình chọn được trên 14.000 hộ nông dân sản xuất giỏi. Luân vụ lúa màu, xen canh màu lúa, chuyên canh lúa chất lượng cao, kết hợp làm kinh tế trang trại kiểu VAC...là những mô hình làm ăn kinh tế mới nở rộ giúp nông dân làm giàu, nông nghiệp và nông thôn các huyện được hưởng lợi thay đổi hẳn diện mạo. Để có được như thế, ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) khẳng định chính nhờ địa phương phát huy hiệu quả lớn của dự án thủy lợi ngọt hóa Gò Công trong tình hình biến đổi khí hậu ngày một nặng nề.
Minh Trí