• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người anh hùng thu gom bom mìn

Anh đã cùng đồng đội thu gom an toàn tuyệt đối 17.549 quả bom, mìn trên diện tích 50ha. Đó là Phạm Minh Thư, nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Phòng không-Không quân.

22/04/2013 14:38

Đại tá Phạm Minh Thư nói chuyện với chiên sĩ trẻ tại Bảo tàng PKKQ

Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Không quân (tháng 4/1979), chàng trai trẻ Phạm Minh Thư về nhận công tác tại Tiểu đoàn Bảo đảm kỹ thuật sân bay Pleiku (Sân bay Cù Hanh cũ), thuộc Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không - Không quân. Nơi này từng là một căn cứ quân sự hỗn hợp của Mỹ-ngụy, được xếp vào loại ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm, bởi ở đây có rất nhiều chủng loại bom, mìn đã bị kích nổ văng lên, lấp xuống nhiều lần nên “các thần chết” đều trong trạng thái sẵn sàng nổ.

Những ngày ở cao nguyên, Phạm Minh Thư chứng kiến những cái chết thương tâm của nhân dân và đồng đội xung quanh sân bay Pleiku do bom, mìn gây ra. Từ dốc phi trường đến các dải đất ven phi đạo cũ, thậm chí ở ngay “khu gia binh” của sư đoàn 6 không quân Ngụy trước đây, còn không ít bom, đạn sót lại. Ngày rút khỏi căn cứ bỏ chạy về duyên hải, căn cứ Cù Hanh bị lực lượng bảo vệ xóa sách các sơ đồ đường nước, đường điện ngầm, chúng còn phi tang sơ đồ các bãi mìn phòng thủ căn cứ… Do đó mỗi mét đất đào xuống là chạm đạn pháo, đạn cối, vật nổ.

Nhiều đêm nghe tiếng nạng gỗ lộc cộc của những chiến sĩ trẻ bị thương vì bom mìn, tiếng khóc ai oán của người mẹ bị mất con giữa đêm khuya cứ dội vào lòng anh như xé ruột. Thư quyết định đi học hỏi những người có kinh nghiệm, rồi đọc sách về bom mìn. Khi đó, anh được Trung tá Nguyễn Anh Tiễu, cán bộ quân huấn Binh chủng Công binh hướng dẫn, truyền đạt cho kỹ năng, kinh nghiệm nhận biết, cách thu gom dò gỡ xử lý bước đầu các loại bom mìn, vật liệu nổ.

Căn cứ và sân bay Cù Hanh những năm 1967-1968

Từ năm 1992 đến năm 2004, Phạm Minh Thư tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ lặng lẽ làm công việc mà nhiều người cho là “gàn dở”. Anh nhẹ nhàng thu gom từng quả bom, quả mìn. Vận động anh em phát hiện, đánh dấu nơi có vật nổ còn sót lại. Bản thân Thư tin vào kiến thức của mình. Khi biết tin có đạn, mìn sót lại, anh đều đến để nghiên cứu thu gom đúng cách.

Nhà cách đơn vị chưa đầy 2 cây số, nhưng có lần đến 6 tháng anh không về, vì phải tập trung cho công việc quản lý, điều hành trên căn cứ và…thu gom vật nổ.

Nhiều hôm đôi bàn tay sần sùi, chai sạn gỉ máu nhưng anh vẫn miệt mài thuốn từng xăng--ti-mét vuông đất sao cho không để sót cái chết đang rình rập.  Đã bao lần anh cùng đồng đội đào từng gốc cây, bụi cỏ thu gom. Năng nhặt, năng gom, cẩn trọng, ngày lại qua ngày, thế rồi có tới 17.549 quả bom, mìn các loại được các anh bước đầu đưa về về một nơi, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

“Bí quyết nào để anh thực hiện an toàn các cuộc thu gom, dò gỡ trong thời gian dài như thế?”. Một phóng viên quân đội hỏi, Thư chia sẻ: “Có người cho rằng tôi gặp may. Nhưng gặp may chỉ một ngày, hai ngày, một năm, hai năm... chứ không thể gặp may nhiều như thế. Ngoài việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, khi tiến hành phải thận trọng, tỉ mỉ, nhất là khi di chuyển đến vị trí tập kết phải nhẹ nhàng “nâng như nâng trứng”, không được va lắc; khi nó dưới đất ở tư thế nào thì lấy lên cũng phải giữ đúng ở tư thế đó...”.

Sau này trở về Hà Nội, có nhiều lúc Thư nhắm mắt hình dung ra nơi mình đã gắn bó hơn 10 năm… Sân bay Pleiku giờ đây tấp nập các chuyến bay chở khách, ra bắc, vào nam. Những chuyến xe ca ra vào liên tục, người lính không quân tại đây tăng gia yên lành bên những vạt rau xanh tốt… Với chiến công lặng lẽ thường ngày, Đại tá Phạm Minh Thư được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh được giao nhiệm vụ mới, Phó giám đốc Bảo tàng Quân chủng PKKQ.

Với Phạm Minh Thư, cái được lớn nhất, thành công lớn nhất và cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất là khu vực Sân bay Pleiku không còn ai bị thương vong, do hậu quả của bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh nữa.

                                                                                       Nguyễn Văn Chung (Theo Báo QĐND)