• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người Cơ Tu (Quảng Nam) làm giàu từ cây bản địa

(Chinhphu.vn) - Chú trọng phát triển giống cây trồng bản địa, đồng bào Cơ Tu huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã tích cực chuyển đổi nhiều diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang phát triển cây trồng chuyên canh như ớt, chuối, bưởi... mang lại hiệu quả kinh tế cao.

14/06/2022 09:30

Chú trọng giống cây trồng bản địa

Tại huyện miền núi Đông Giang, mô hình trồng ớt Ariêu và trồng chuối đang là lựa chọn của nhiều hộ dân đồng bào Cơ Tu với thu nhập từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm, trong đó ớt Ariêu đã được đăng ký thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Nam.

Phát triển cây chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào - Ảnh 1.

Ớt Ariêu đã được đăng ký thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Nam

Sinh sống tại thôn A Roong, xã Mà Cooih, huyện miền núi Đông Giang, gia đình chị A Rất Thị Nhị và anh Lơ Râm Đuynh trồng thêm hơn 1 ha cây ớt Ariêu ở khu vực chân đồi, ven suối.

Chị A Rất Thị Nhị chia sẻ trước đây, ớt Ariêu mọc hoang trên nương rẫy, một số hộ mang về trồng để dùng trong gia đình. Nhờ vị thơm, ngon đặc trưng của núi rừng nên ngày càng có nhiều thương lái tìm mua, bà con cũng tranh thủ hái về bán để có thêm thu nhập.

Từ khi huyện Đông Giang quy hoạch vùng trồng chuyên canh, xây dựng thương hiệu và trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, cây ớt Ariêu được gia đình chị và nhiều hộ dân xã Mà Cooih, nhân giống, trồng chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa.

Theo đồng bào địa phương, kỹ thuật trồng ớt Ariêu đơn giản, tốn ít công chăm sóc nhưng cho thu hoạch nhanh chỉ sau 6 tháng. Mỗi năm, vườn ớt cho thu hoạch 4 đợt, với giá bán từ 300.000 đồng/kg. "Cây ớt cho thu hoạch thường xuyên, giá lại cao hơn các cây trồng khác. Nếu thời tiết năm nay ổn định, gia đình sẽ mở rộng diện tích trồng loại cây này", chị Nhị cho hay.

Ông A Rất Bói, Chủ tịch UBND xã Mà Cooih cho biết xã Mà Cooih có 595 hộ, trong đó có 108 hộ nghèo, người dân tộc Cơ Tu chiếm 95% dân số. Những năm qua chính quyền đã hỗ trợ các hộ dân về kỹ thuật và giống cây trồng để  đồng bào có điều kiện tăng gia sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

"Hiện HTX Mà Cooih tổ chức sản xuất cây trồng theo tiêu chuẩn VietGap, thu hút 40 thành viên tham gia, trong đó trồng gần 10 ha cây ớt Ariêu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tái cơ cấu HTX để tiếp tục giữ vững thương hiệu và nhân rộng giống ớt Ariêu, giúp bà con có thu nhập ổn định", ông A Rất Bói cho hay.

Bên cạnh đó, xã tiếp tục phát triển kinh tế theo mô hình vườn, trang trại để phát triển kinh tế địa phương, hiện cán bộ nông nghiệp huyện đang đang thăm dò, để thử nghiệm trồng cây măng cụt trên vùng đất này.

Trồng chuối cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

Ngoài trồng ớt Ariêu, việc trồng chuối ở vùng núi Đông Giang cũng là một mô hình kinh tế nông nghiệp cho hiệu quả cao. 

Trước đây, bà con chỉ trồng chuối theo hướng nhỏ lẻ nhưng vài năm gần đây được chính quyền hướng dẫn, tư vấn, nhiều người dân lựa chọn đầu tư mô hình trồng chuối.

Quảng Nam phát triển cây chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào - Ảnh 1.

Trồng chuối mang lại thu nhập cao cho đồng bào Cơ Tu huyện miền núi Đông Giang - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Tại thôn Ra Lang, xã Jơ Ngây, gia đình anh A Lăng Bi là một trong những hộ có diện tích trồng chuối lớn nhất huyện Đông Giang với hơn 2 ha.

Anh A Lăng Bi chia sẻ nhận thấy thị trường chuối có tiềm năng lớn, năm 2000, anh mạnh dạn chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây chuối cấy mô. Hiện việc trồng chuối là nguồn thu nhập chính, mang lại cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng/năm và tạo được việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Do giống chuối cấy mô cần nước tưới thường xuyên, nên anh đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để vừa tiết kiệm nước, vừa đỡ tốn công. Các khâu bón phân, làm cỏ, theo dõi sâu bệnh cũng được anh thực hiện kỹ lưỡng. Đặc biệt, khi cây chuối phát triển từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8, giai đoạn đẻ nhánh con và trổ buồng cần chăm sóc kỹ hơn, như tỉa bớt cây con để cây mẹ nuôi buồng, vệ sinh gốc sạch sẽ, cung cấp đủ nước tưới....

"So với giống chuối địa phương thì chuối cấy mô cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuối cấy mô đòi hỏi nhiều nước tưới nhưng ít sâu bệnh, buồng to, đẹp, chất lượng cao hơn nên giá bán cũng cao hơn. Chuối được thương lái vào tận vườn thu mua và giá cả ổn định", anh A Lăng Bi cho hay.

Theo ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, huyện đã quy hoạch, phát triển diện tích cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực để phát huy hiệu quả. Cụ thể như ớt Ariêu phát triển ở xã Mà Cooih với quy mô gần 12 ha; chè dây Ra Zéh ở xã Tư với 140 ha; xã Ba tập trung phát triển chuối lùn cấy mô, cây ăn quả. 

Ngay từ khi quy hoạch sản xuất, huyện Đông Giang đã chú trọng phát triển các giống cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao. Từ năm 2018 đến nay, huyện đã phát triển nhiều sản phẩm địa phương được tỉnh công nhận sản phẩm đạt chất lượng 3 sao như ớt Ariêu, chè dây Ra Zéh, rượu Ka Cun, chè xanh Quyết Thắng… Để tăng thu nhập cho bà con, thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng thêm các sản phẩm OCOP, đây được xem là thế mạnh, mục tiêu của địa phương

Lưu Hương