• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người có uy tín: 'Điểm tựa' quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số

(Chinhphu.vn) - Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ được coi là lực lượng quần chúng đặc biệt, là điểm tựa của đồng bào DTTS.

07/12/2022 11:56
Người có uy tín: 'Điểm tựa' quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Ban Dân tộc TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất - Ảnh: VGP

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) là địa bàn rộng với 19 dân tộc cùng sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, đồng bào dân tộc Mường là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất.

Địa bàn dân tộc Mường sinh sống là nơi giáp danh giữa tỉnh Hòa Bình và TP. Hà Nội nên tiềm ẩn nhiều phức tạp, thường xuyên có các đối tượng từ nơi khác đến lợi dụng sơ hở để hoạt động phạm tội, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. 

Với đặc điểm tình hình đó, thời gian qua, Công an huyện Thạch Thất và chính quyền các cấp đã nỗ lực xây dựng và triển khai hiệu quả những kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đặc biệt chú ý đến công tác tranh thủ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc Mường tham gia bảo đảm an ninh trật tự góp phần xây dựng vùng đồng bào dân tộc Mường an toàn, ngày càng phát triển về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hiện trong vùng đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn Thạch Thất có 30 người có uy tín. Công an huyện đã khảo sát, lập danh sách 17 người có uy tín do lực lượng Công an tranh thủ trong vùng đồng bào dân tộc Mường phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng cả hai hình thức vận động rộng rãi và vận động cá biệt cho 53 lượt chức sắc, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc. 

Trong năm 2022, người có uy tín đã cung cấp nhiều tin có giá trị liên quan đến an ninh trật tự giúp lực lượng Công an cơ sở ngăn chặn 8 vụ, 15 đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, ma túy; giải quyết 3 vụ tranh chấp liên quan đến đất đai; tham gia giáo dục, cảm hóa những người có quá khứ lầm lỗi tại cộng đồng; xây dựng các mô hình tự quản về an ninh trật tự gắn với đặc điểm tình hình vùng đồng bào dân tộc Mường.

Theo thống kê của Ban Dân tộc TP. Hà Nội, vùng đồng bào DTTS Thủ đô hiện có 152 người có uy tín cao, có tiếng nói quan trọng trong đời sống cộng đồng. Trong số đó có 101 người (66,4%) dân tộc Mường, 3 người (2%) dân tộc Dao, 48 người (31,6%) dân tộc Kinh. Trong 152 người thì có 38 trưởng thôn, 43 cán bộ nghỉ hưu, 32 người sản xuất kinh doanh giỏi, 3 thầy mo - thầy cúng, 1 già làng và những người có uy tín tham gia các lĩnh vực khác. Họ thực sự là những trụ cột vững chắc ở các thôn bản thuộc 14 xã DTTS của 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ.

Không chỉ đi đầu trong các hoạt động lớn, mang tính bề nổi ở những “vùng sâu, vùng xa” của Thủ đô, mà ngay cả trong những “sự vụ” tưởng nhỏ bé, chỉ là việc riêng của hộ gia đình, họ cũng có mặt, nâng đỡ cuộc sống của dân bản bằng uy tín và cái tâm trong sáng của mình.

Trong những năm qua, Hà Nội luôn quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Người có uy tín: 'Điểm tựa' quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc Hầu A Lềnh gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hà Nội - Ảnh: VGP

Tạo điều kiện để người có uy tín phát huy vai trò

Ông Nguyễn Tất Vinh, Trưởng Dan Dân tộc TP. Hà Nội cho biết, việc triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg được TP. Hà Nội quan tâm và kịp thời chỉ đạo, các cấp, các ngành, các địa phương tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ thực hiện đầy đủ, kịp thời, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của người có uy tín tại các địa phương.

Các cấp, các ngành đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Tết của đồng bào DTTS, thăm hỏi người có uy tín khi ốm đau; cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong đó có chính sách dân tộc, cung cấp các loại báo, tạp chí và tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cho người có uy tín…

Đặc biệt, ngoài chính sách theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tp.Hà Nội cũng đã dành sự quan tâm và đã ban hành Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về thực hiện chính sách hỗ trợ hàng tháng cho người có uy tín được thực hiện từ đầu năm 2022. Đây là nguồn động viên to lớn để người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình, tích cực, trách nhiệm đối với cộng đồng, với cấp ủy, chính quyền địa phương.

Nhờ đó, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào thi đua yêu nước và vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc…

Tại buổi gặp mặt với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh vào ngày 6/12, đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hà Nội mong muốn Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Dân tộc tiếp tục quan tâm hơn nữa tới các chính sách dành cho người có uy tín, có các chính sách đào tạo cho thế hệ trẻ nhằm giữ gìn tiếng nói của đồng bào các DTTS trên địa bàn; quan tâm hơn nữa tới đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh DTTS;  quan tâm, có cơ chế giúp bà con nhân dân một số địa phương hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến quy hoạch, sử dụng đất đai…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của người có uy tin đối với sự phát triển vùng DTTS của TP.Hà Nội; đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan tham mưu, thực hiện công tác dân tộc, qua đó đã giúp đời sống đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được cũng cố, tăng cường…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh, muốn phát huy vai trò người có uy tín thì cần truyền tải thông tin kịp thời, đầy đủ, có định hướng; tăng cường điều kiện để người có uy tín hoạt động. Người có uy tín cũng cần nhận thức rõ vai trò của mình, thường xuyên đổi mới, nâng cao nhận thức theo sự vận động của xã hội để kịp thời thích ứng, phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của mình với cộng đồng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh mong muốn Ban Dân tộc TP. Hà Nội tăng cường phối hợp với các sở, ngành  tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; quan tâm chăm lo cho người có uy tín; kịp thời phản ánh, giải quyết các nguyện vọng, đề xuất của bà con; nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ tốt nhất cho đội ngũ người có uy tín, trong đó tăng cường thông tin, biểu dương, khen thưởng, gặp mặt, thăm nom đối với người có uy tín...

Mong muốn người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; tăng cường phối hợp với các lực lượng ở địa phương (mặt trận, công an, y tế, giáo viên, các tổ chức đoàn thể…) để công tác vận động nhân dân đạt hiệu quả hơn.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào các DTTS. Nhằm kịp thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho người có uy tín phát huy triệt để vị trí, vai trò quan trọng của mình, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 7/10/2013 và được thay thế bởi Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 để triển khai thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS. Điều này được thể hiện rõ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 dành một dự án riêng triển khai thực hiện chế độ, chính sách cho người có uy tín.

Hoàng Giang