• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người dân Thủ đô chọn ‘đi chợ’ online thời dịch COVID-19

(Chinhphu.vn) - Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị cách ly toàn xã hội 15 ngày đề chống dịch, các nhà hàng, cửa hàng kinh doanh trên các phố đã đồng loạt đóng cửa, ngoại trừ cửa hàng thực phẩm, thuốc men... Người dân Thủ đô cũng hạn chế ra đường và chọn ‘đi chợ’ online để mua thực phẩm.

03/04/2020 14:33

Nhiều người chọn ‘đi chợ’ online để hạn chế ra ngoài trong thời điểm dịch bệnh - 
 Ảnh: VGP/Diệu Anh

Nếu như trước đây, cứ vào dịp cuối tuần, chị Phạm Thị Hiền (Hà Đông, Hà Nội) thường xuyên đưa các con đến siêu thị, trung tâm thương mại để mua sắm, vui chơi thì từ khi có dịch COVID-19, đặc biệt là khi có Chỉ thị cách ly toàn xã hội 15 ngày thì gia đình chị đã hoàn toàn không đến những nơi đông người, chủ yếu ở trong nhà. Do đó, chị chọn kênh online để mua thực phẩm. “Tôi thấy đây cũng là một giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch, vì không phải đi lại nhiều, sau 2 giờ hàng đã được giao tận nhà. Tôi vừa đặt đơn hàng gần 1 triệu đồng, mua đầy đủ các loại thực phẩm, đồ dùng thiết yếu gồm thịt, trứng, cá, đậu hũ, rau, sữa chua… ”, chị Hiền chia sẻ.

Chị Đỗ Thị Hà (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, con cái chị đã gửi về ông bà ngoại ở Nam Định cả tháng nay. Nhà chỉ còn có 2 vợ chồng nên nhu cầu thực phẩm cũng không cần nhiều như trước. Chỉ cần lên chợ online, đặt hàng là có đủ thực phẩm ăn trong cả tuần và cũng chỉ chủ yếu mua trong chợ chung cư.

Theo chị Hà, trong thời điểm này chị mua hàng của người trong chung cư vì biết rõ địa chỉ, nguồn gốc, vừa tiện, vừa rẻ và được miễn phí giao hàng dù mua ít hay nhiều. “Trong chợ online có đầy đủ từ hoa quả, rau củ, thịt, cá, tôm, hải sản... Đợt này, công ty cho phép làm việc tại nhà nên cũng là dịp để tôi có thời gian nấu ăn, chăm sóc gia đình nhiều hơn”, chị Hà nói.

Là một người bán hàng trên mạng (fanpage), chị Nguyễn Thị Trang sống ở một chung cư thuộc quận Hai Bà Trưng chia sẻ, các đơn hàng rau quả tươi đặt qua fanpage “Chợ chung cư’ tăng khoảng 30-40% so với ngày bình thường. Nhiều người cho biết, mặc dù phải ở nhà 2 tuần để chống dịch nhưng vẫn mua được thực phẩm, rau xanh bởi hầu như chung cư nào cũng có các group (nhóm) bán hàng, phục vụ cư dân trong cộng đồng.

Anh Nguyễn Văn Hưng, chủ một quán Pizza trên đường Cầu Giấy cho biết, do dịch bệnh nên cửa hàng không bán hàng tại chỗ mà chuyển sang bán online, do đó, lượng khách đặt mua qua mạng tăng khoảng 40%. Những ngày cuối tuần, lượng khách đặt online thường tăng cao hơn so với thời điểm trước.

Mua sắm online - biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả

Để khuyến khích khách hàng giao dịch trực tuyến, các ngân hàng đã miễn, giảm phí cho các giao dịch có giá trị nhỏ, khuyến khích khách hàng giao dịch qua các kênh ngân hàng điện tử như Internet Banking, Mobile Banking hoặc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Hiện có 32/45 ngân hàng thành viên của Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) đã miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống.

Các siêu thị cũng đẩy mạnh việc bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phó Tổng Giám đốc Central Retail (chủ sở hữu hệ thống siêu thị Big C) Nguyễn Thị Phương cho biết, đơn vị đang tăng cường hình thức thương mại điện tử để người tiêu dùng có thể “đi chợ” mà không cần đến siêu thị, cũng không cần tích trữ thực phẩm dài ngày.

Hệ thống siêu thị Co.opmart cũng đang triển khai hoạt động mua sắm online. Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, trước khi diễn ra dịch bệnh, tỷ lệ bán hàng trực tuyến tại siêu thị chỉ đạt khoảng 5%-10%, nhưng hiện tại lượng khách hàng mua online đang tăng mạnh. Ðể đáp ứng nhu cầu này, siêu thị đã cập nhật danh sách toàn bộ các mặt hàng bày bán lên mạng, đồng thời, miễn phí vận chuyển nội thành với hóa đơn mua hàng trị giá từ 200.000 đồng trở lên...

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Lazada…cũng liên tục triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mại để khuyến khích người tiêu dùng mua sắm online.

Có thể thấy, việc thúc đẩy, mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến, huy động các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử là một trong những kịch bản được Bộ Công Thương đưa ra, qua đó, hỗ trợ người tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm vừa hạn chế đến chỗ đông người trong thời kỳ dịch bệnh.

Trước các khuyến cáo của chuyên gia y tế về việc hạn chế đến những nơi đông người thì việc mua sắm online là một trong các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Đây cũng là thói quen mua sắm phù hợp với cuộc sống của nhiều đối tượng khách hàng hiện nay, nhất là trong thời đại 4.0.

Diệu Anh