• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người đảng viên “miệng nói, tay làm”

(Chinhphu.vn) – Cuộc sống của đồng bào Rục nơi biên cương tỉnh Quảng Bình đang dần đổi thay. Bà con dân bản nay đã thành thạo với việc trồng lúa nước, trồng rừng, xóa bỏ tập tục cổ hủ lạc hậu một phần là nhờ công sức của ông Cao Tiến Thuỳnh, Bí thư Chi bộ bản Mò O-Ồ Ồ.

03/02/2015 09:26

Nói được, làm được nhiều việc nên Bí thư Chi bộ Cao Tiến Thuỳnh được bà con tin cậy. Ảnh: VGP/Minh Trang

Về công tác tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) sau khi tham gia  quân đội, ông Cao Tiến Thuỳnh là một trong những người Rục đầu tiên tiến bước dưới lá cờ Đảng vào năm 1985. Năm nay đã 63 tuổi, tuy tuổi già nhưng sức chưa yếu, ông Bí thư Chi bộ bản vẫn hăng say với công tác Đảng, đi đến từng nhà dân để vận động cho bà con làm theo những cái mới, tiến bộ

Muốn bà con biết làm lúa nước, biết trồng rừng

Bà con dân bản biết ơn ông vì nhờ ông tích cực làm “cầu nối”, ngày ngày đi tuyên truyền đường lối chính sách đúng đắn của Đảng đến với đồng bào Rục, là “đầu tàu” trong mọi phong trào làm ăn kinh tế xóa đói giảm nghèo.

Vào năm 2011, các chiến sĩ đồn biên phòng Cà Xèng đóng tại địa bàn đã hướng dẫn bà con cách trồng lúa nước như ở miền xuôi với mong muốn dân bản biết trồng lúa nước, làm ra hạt gạo để có cái ăn no đủ. “ Ấy thế nhưng đâu phải dễ, bởi thay đổi được tư duy của đồng bào không đơn giản. Chúng tôi chỉ có cách vận động theo kiểu mưa dầm thấm lâu cộng với trực tiếp làm mẫu cho bà con xem. Từ xem, đến tin và làm theo lại là một khoảng thời gian rất dài mới thành công”, ông Thuỳnh kể.

Là Bí thư Chi bộ thôn, ông năng nổ thuyết phục dân bản và cùng với các chiến sĩ nói cho dân hiểu lợi ích của việc trồng lúa nước, hướng dẫn bà con thay đổi cách làm cũ.

“Vụ mùa đầu tiên được mùa nên ai cũng mừng. Lâu nay bà con chỉ biết trồng ngô và lúa trên nương rẫy, trên hốc đá nên thiếu ăn, phải nhận trợ cấp của Nhà nước. Từ khi được cán bộ và bộ đội dạy cho cách trồng lúa nước, bà con đã biết sản xuất khoa học, có lúa gạo ăn rồi, mình sẽ không đói nữa”, ông tâm sự.

Lúa nước từ miền xuôi lên miền ngược giúp bà con người Rục no ấm cái bụng đã đến như thế, cái đói đã không còn quẩn quanh với đồng bào nữa rồi

Khi cái đói không còn là nỗi lo thường trực, ông Thuỳnh còn trăn trở mong mỏi bà con mình không những thoát khỏi cái đói mà phải biết làm ăn kinh tế, dư cái ăn cái mặc. Thế nên, khi được các cán bộ biên phòng đồn Cà Xèng hướng dẫn cách trồng rừng, ông ủng hộ ngay và là người đầu tiên thực hiện.

Nay 4ha trồng cây keo của ông đã được 3 năm tuổi. “Mình làm nhiều cái đã thành công rồi nên bà con tin theo, có một số bà con cũng đã học hỏi và trồng rừng, chăn nuôi, làm trang trại và cho thấy hiệu quả bước đầu. Một lòng tin tưởng vào Đảng, chắc chắn cuộc sống của bà con sẽ vươn lên”, ông Thuỳnh khẳng định.

Tập tục cũ nên xóa bỏ

Cách đây chục năm, trong cộng đồng người Rục vẫn có nhiều tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...

Chị Hồ Thị Páy (41 tuổi, người trong bản) cho biết theo tập tục của người Rục, người phụ nữ khi sinh nở không được sinh con trong nhà mà phải dựng lán ở ngoài vườn. Lúc chị sắp đến kỳ sinh nở, ông Thuỳnh cùng các cán bộ đã tới nhà giải thích cặn kẽ cho chị hiểu rằng nếu cứ làm như thế là không khoa học, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Trong các cuộc họp thôn xã, bà con cũng được cán bộ giải thích rõ về cái hại của tập tục này và khuyên bà con những tập tục lạc hậu thì không nên giữ nũa. Dần dà, một người rồi hai người làm theo, hủ tục đã bị xóa bỏ.

Không chỉ vậy, nhờ kiên trì thuyết phục của cán bộ, tục cưới xin của đồng bào thường đòi hỏi lễ vật tốn kém (như trâu bò, lợn gà, trang sức, đồ dùng…) cũng được bà con nghe ra và bỏ tục lệ này cách đây gần 20 năm.

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa Đinh Hải Vinh nói ông Cao Tiến Thuỳnh là một Bí thư Chi bộ hết lòng vì đồng bào mình, một người nói được, làm được nên bà con tin cậy. Ông là tấm gương cho bà con một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ để cùng nhau xây dựng cuộc đời ngày càng no ấm…

Minh Trang