• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người lao động được đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

(Chinhphu.vn) - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

02/03/2016 10:45
Ảnh minh họa
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều 21 của luật này quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động là: Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động vừa là những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa là đối tượng có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội; hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Cũng tại Khoản 2 Điều 6 của Quyết định 959/QĐ-BHXH có quy định về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được áp dụng từ ngày 01/01/2016 được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH. Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; doanh nghiệp đóng 18%. Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; doanh nghiệp đóng 3%. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; doanh nghiệp đóng 1%. Kinh phí công đoàn: 2% - doanh nghiệp đóng.

Như vậy, người lao động hằng tháng đóng 10,5% mức tiền lương hằng tháng vào bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Linh Nhi