• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người thợ mỏ để lại dấu chân đúc đồng

(Chinhphu.vn) - Thợ lò Nguyễn Trọng Thái (Công ty CP Than Hà Lầm) là niềm tự hào của toàn ngành Than-Khoáng sản Việt Nam khi vinh dự được chọn là thợ lò đầu tiên đặt chân xuống mức -300 m, độ sâu kỷ lục vào thời điểm năm 2011, mở ra giai đoạn chinh phục độ sâu mới của toàn ngành.

21/07/2015 16:50
Anh Nguyễn Trọng Thái được vinh danh tại Chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2014.
Trong phòng truyền thống của Công ty CP Than Hà Lầm, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang trưng bày một hiện vật đặc biệt – dấu chân người thợ mỏ ở độ sâu -300 m được đúc bằng đồng. Đây là mẫu dấu chân của thợ đào lò Nguyễn Trọng Thái – người công nhân xuất sắc của Than Hà Lầm được chọn là thợ lò đầu tiên đặt chân xuống mức -300 m (tương đương với độ cao của một toà nhà gần 100 tầng).

Anh Thái đã có 22 năm trong nghề đào lò và làm duy nhất ở Công trường kiến thiết cơ bản 1 Công ty CP Than Hà Lầm. Đây là đơn vị chuyên mở những đường lò cơ bản phục vụ các đơn vị khai thác than.

Anh Thái hiện là tổ trưởng tổ đào lò mang chính tên mình, với 38 thành viên. Công ty CP Than Hà Lầm đặt quy định ai làm tổ trưởng thì tổ mang tên người đó, để không chỉ gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu mà còn như một cách hữu hiệu khích lệ tinh thần làm việc của anh em.

Anh Nguyễn Trọng Thái đã giữ cương vị này hơn 17 năm. 17 năm qua, tổ thợ đào lò Nguyễn Trọng Thái luôn là tổ đạt năng suất cao nhất và ít sự cố nhất trong đơn vị. Liên tục 7 năm liền (2001-2007), tổ luôn dẫn đầu Tập đoàn về sản lượng đào lò với mức bình quân từ 2,1-2,4 m/ca, tính bình quân mỗi năm tổ đào được khoảng hơn 3.000 m đường lò. Đã từng có thời gian 10 năm liên tục anh Thái luôn dành danh hiệu Chiến sĩ thi đua của Tập đoàn.

Hơn 20 năm công tác ở Công ty CP Than Hà Lầm, anh đã có hàng chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất có giá trị kinh tế cao -  là một trong những cá nhân tiêu biểu dẫn đầu phong trào này ở Tập đoàn TKV. Sáng kiến mà anh Thái tâm đắc nhất là “Dập bụi trong khi thi công bằng cách sử dụng bơm áp lực, bơm nước”.

Được coi là những người tiên phong mở đường nên công việc của những người thợ đào lò rất vất vả, nguy hiểm. Chỉ riêng sức nóng và độ ngạt đã rất kinh khủng. Thông thường chỉ mở đường lò chính tới các vỉa than nên hầu hết các đường lò đều là các đường độc đạo chứ không có phần thoáng và mát như sau khi các đơn vị khai thác mở thông nhiều đường.

Những người thợ mỏ thực sự là những người bình dị nhưng đang xây dựng nên những công trình hiện đại dưới lòng đất. Dự án đưa mỏ xuống sâu -300 m bằng hệ thống giếng đứng của Công ty CP Than Hà Lầm hiện nay như một thành phố ngầm hiện đại. Đường lò cao rộng, thẳng tắp. Ánh điện chiếu sáng tận phía cuối đường lò.

Hiện nay toàn bộ hệ thống này đang được các đơn vị tập trung đào lò để khai thác tại mức này. Tuy nhiên để tiến đến các vỉa than, một loạt hệ thống đường lò cần được đào như sân ga, hầm bơm, trạm điện. Tiếp theo là các hệ thống đường lò xuyên cắt vào vỉa than. Rồi đến các đường lò dọc vỉa. Sau cùng mới đến các đường lò khai thác. Tất cả hình thành một hệ thống đường lò hiện đại đan nhau, do công sức của những người thợ lò, trong đó anh Nguyễn Trọng Thái là một trong những tấm gương tiêu biểu.

Mới đây, anh là một trong số 19 cá nhân trong cả nước, cá nhân duy nhất của Tập đoàn TKV được vinh danh tại chương trình“Vinh quang Việt Nam” năm 2014.

Anh Nguyễn Trọng Thái tâm sự, ngay khi bước chân vào nghề thợ mỏ, anh đã xác định trước những khó khăn, vất vả mà mình sẽ phải đương đầu. Có những thời điểm Công ty CP Than Hà Lầm nói riêng và cả ngành than nói chung cực kỳ khó khăn, phải giãn sản xuất, công nhân không có việc làm, khiến nhiều gia đình thợ lò trở nên khó khăn, anh Thái phải chạy xe ôm, đội than thuê để có thêm thu nhập… Anh vẫn quyết tâm trụ lại với nghề bằng tình yêu nghề mãnh liệt.

Với những cống hiến không mệt mỏi cho Công ty CP Than Hà Lầm nói riêng, Tập đoàn TKV nói chung, anh vinh dự được tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (năm 2007); Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2010); Chiến sỹ thi đua Bộ Công Thương (năm 2012); Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh (năm 2013)…

Đặc biệt, anh Thái chính là nhóm trưởng nhóm thợ lò đặc biệt tinh nhuệ, có kinh nghiệm và thành tích xuất sắc trong công tác đào lò của Tập đoàn TKV tích cực tham gia cứu hộ sự cố sập hầm thủy điện của Nhà máy thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo (tỉnh Lâm Đồng) vào cuối tháng 12/2014 vừa qua. Nhóm của anh cùng các lực lượng khác liên tục đào trong suốt 2 ngày đêm để cuối cùng tất cả vỡ òa trong niềm vui khi đưa 12 nạn nhân ra ngoài an toàn.

Anh Thái tâm sự rằng càng làm việc anh càng thấy yêu nghề thợ mỏ và anh đã xác định đi hết cả cuộc đời với mỏ, với ngành than.

Nhật Nam