• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người thương binh 'hiện thân cho sự hy sinh và nhẫn nại của bộ đội Cụ Hồ'

(Chinhphu.vn) - Đó là nhận xét của đồng đội khi nói về thương binh Trần Minh Ái (75 tuổi, xã Nghi Phú, TP. Vinh, Nghệ An), người đến nay đã 27 năm tự tay chăm sóc vợ bị bệnh nặng, nuôi dạy con cái thành đạt.

26/07/2022 17:42
Cựu binh bắn rơi máy bay Mỹ, 27 năm chăm vợ ốm liệt giường, vẫn nuôi con thành tiến sĩ - Ảnh 1.

Cựu chiến binh Trần Minh Ái ngày ngày chăm sóc vợ bằng tình yêu và sự ân cần suốt 27 năm qua - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Những ngày tháng 7 này, cả nước kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, chúng tôi về miền Trung tìm gặp vợ chồng cựu chiến binh - thương binh Trần Minh Ái - Nguyễn Thị Sinh (xóm 9, xã Nghi Phú, TP. Vinh, Nghệ An).

Những năm tháng chiến tranh ác liệt, ông Ái là "người hùng" từng bắn rơi máy bay Mỹ. Còn giờ đây, ông ngày đêm chăm sóc người vợ nằm liệt giường 27 năm qua do u não.

Ông Ái sinh ra tại xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong gia đình có 8 anh chị em. Xung phong nhập ngũ tháng 9/1968, sau khóa huấn luyện tân binh, đầu năm 1969, ông và đồng đội hành quân sang chiến trường C (nước bạn Lào) để cùng quân đội Pathet Lào và nhân dân các bộ tộc Lào đánh trả cái gọi là "chiến tranh đặc biệt tăng cường" của Mỹ trên nước bạn. 

Tại chiến trường Lào, đơn vị ông đóng quân ở vùng biên giới Nậm Tiền-Đèo Đất (tỉnh Xieng Khouang). Trong một trận chiến đấu với không quân Mỹ cuối năm 1969, tiểu đội ông có nhiều đồng đội đã hy sinh hoặc bị thương. Một mình ông sử dụng súng 12 ly 7 bắn rơi máy bay cường kích AD-6 động cơ cánh quạt của không quân Mỹ ngay trên trận địa. Biết ơn sự hy sinh của các đồng đội, ông luôn coi chiến công ấy là của cả tiểu đội, phát đạn của ông chỉ là đòn "kết liễu" cuối cùng mà thôi. 

Đến tận giờ, ông vẫn đau đáu trong lòng nỗi niềm khi còn một số đồng đội chưa xác định được thông tin vì sau trận đánh đó, một số chiến sĩ hy sinh được ta chôn cất tạm thời tại nghĩa trang bên nước bạn nhưng bị bom tọa độ của Mỹ dội xuống, không tìm thấy hài cốt.

Sau chiến công đó một thời gian, ông được kết nạp Đảng, được đi báo cáo thành tích chiến đấu toàn Quân khu 4 tổ chức ở huyện Diễn Châu, Nghệ An lúc bấy giờ. Về sau, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, Huy chương Kháng chiến, Huy hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.

Năm 1975, đất nước thống nhất, ông được cử lên Lai Châu tăng cường cho lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), đóng quân ở Đồn biên phòng 33, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc tháng 2/1979. Trong một trận đánh ở huyện Phong Thổ, ông bị thương...

Cuộc đời binh nghiệp của Đại úy Trần Minh Ái, Đại đội trưởng Đồn biên phòng 33 huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đành dừng lại sau 17 năm tham gia quân ngũ, chiến đấu ở những chiến trường ác liệt nhất. Năm 1985, ông xin cấp trên cho chuyển ngành về Công ty Thủy sản Nghệ An với tỉ lệ thương tật 27% (thương binh hạng 4/4) để tiện bề lo cho gia đình đang rất khó khăn mà chỉ có mình vợ ông cáng đáng, lo toan.

Chưa được bao lâu thì năm 1995, vợ ông, bà Nguyễn Thị Sinh đang là Phó Chủ tịch Công đoàn Thủy sản tỉnh Nghệ An bất ngờ đổ bệnh. Cả gia đình tập trung cứu chữa, nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm. Từ đây, suốt 27 năm, thương binh Trần Minh Ái đảm nhiệm vai trò chăm người vợ nằm một chỗ, đồng thời "vừa làm cha, vừa làm mẹ" nuôi dạy các con học hành chu đáo. Hai con ông đã không phụ công ơn cha mẹ, gắng sức học hành, đỗ đạt. 

Trong gần 10.000 ngày đêm đằng đẵng ấy, thương binh Trần Minh Ái chưa một đêm trọn giấc ngủ, nhất là những đêm trái gió trở trời là lúc bệnh bà Sinh trở nặng và vết thương cũ của ông hành hạ. Thế nhưng, trong 27 năm ấy, chưa bao giờ ông xa vợ quá vài ngày, nếu có ra thăm vợ chồng con trai, Tiến sĩ Luật học Trần Minh Sơn hiện công tác ở Hà Nội, thì cũng chỉ ngày thứ hai là ông lại lật đật về quê vì lo cơn bạo bệnh có thể cướp đi sự sống của vợ bất cứ lúc nào. 

Nhắc đến đồng đội mình, cựu chiến binh Mạnh Xuân Quang, 75 tuổi, thương binh nặng (hạng 1/4), số nhà 7 ngõ 8, đường Minh Khai, TP. Vinh (Nghệ An) chia sẻ: "Anh Minh Ái là hiện thân cho sự hy sinh và nhẫn nại của người lính Cụ Hồ. Trong chiến tranh, anh xông lên phía trước để diệt giặc. Thời bình, anh lùi lại phía sau để chăm lo cho gia đình, gác lại binh nghiệp lúc đang là Đại đội trưởng, Đồn Biên phòng ở Lai Châu để về quê lo cho vợ con. Một cựu binh chăm vợ nằm liệt giường suốt gần 10.000 ngày đêm quả là phi thường. Anh ấy là "người hùng" của chúng tôi cả ở trong chiến tranh và cả đời thường hiện nay. Đến nay, các con anh đều phương trưởng, thành đạt khi là Tiến sĩ Luật học".

Giờ đây, sức đã yếu nhiều nhưng việc chăm sóc vợ vẫn một tay ông là chính. Ông không tự hào nhiều về chiến công của mình cũng không một chút than phiền về nỗi vất vả thường nhật. Với ông, chăm vợ, nuôi con là đạo vợ chồng, là tình cha con sâu thẳm và trách nhiệm thiêng liêng của một đời người. Vì thế, những ai biết về ông đều coi ông là tấm gương sáng giữa đời thường nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình... 

Lê Sơn