• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm mùa hè

(Chinhphu.vn) – Theo Bộ Y tế, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc là do ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch để chế biến, nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến…

04/04/2024 14:23
Nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm mùa hè- Ảnh 1.

Nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm mùa hè

Mới đây, ngày 3/4, tại một lễ hội ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, ghi nhận gần 50 người dân sau ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.

Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, các ca bệnh đã ổn định và tiếp tục được theo dõi.

Trước đó, có 10 học sinh ở Nha Trang, Khánh Hòa nhập viện điều trị ngộ độc, nghi do ăn cơm gà được bày bán ở vỉa hè, trước cổng trường.

Đây chỉ 2 trong nhiều vụ liên quan ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trên cả nước thời gian gần đây. Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, từ tháng 4 - 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm.

Vì vậy, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các địa phương, các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến, dịch vụ nấu ăn trên cả nước.

Nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể được chỉ ra, là do điều kiện thời tiết thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, cũng như quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách.

Bên cạnh đó, do ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch…

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố, Sở An toàn thực phẩm TPHCM, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, chú trọng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.

Trong đó, cần chú ý ngộ độc do nấm độc vào mùa Xuân Hè, ngộ độc do các loại động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (nhất là các tỉnh/thành phố khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên); chú ý ngộ độc do các loại thủy, hải sản có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, so biển, ốc biển lạ.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).

Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.

Đồng thời, tăng cường công tác thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm. Theo đó, trong sản xuất cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản, đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương... Chỉ sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong điều kiện không đông đá tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khí phát triển, như Clostridium botulinum.

HM