• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nguy cơ nhiễm độc từ các lò tái chế chì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(Chinhphu.vn) - Nhiễm độc chì luôn là nỗi sợ của người dân trong vùng ảnh hưởng. Các lò tái chế chì ngày càng mở rộng quy mô, gia tăng sản xuất và xả thải ra môi trường...

07/08/2024 14:31
Nguy cơ nhiễm độc từ các lò tái chế chì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng- Ảnh 1.

Hệ thống quỹ đất khu công nghiệp làng nghề chưa đảm bảo nơi lưu trữ chất thải rắn

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT của Công ty TNHH Ngọc Thiên - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại và tái chế kim loại về tội gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Thay vì phải chuyển giao chất thải rắn phát sinh đến các đơn vị có đủ chức năng tiếp nhận xử lý thì chủ doanh nghiệp lại đưa thẳng ra khu đất nông nghiệp của địa phương để đổ trộm rồi san lấp.

Theo kết quả giám định, loại chất thải màu đen, đựng trong các bao tải cỡ lớn mà Công ty TNHH Ngọc Thiên "đổ trộm" ra cánh đồng của huyện Văn Lâm chính là xỉ thải từ quá trình tái chế chì. Đây là chất thải công nghiệp nguy hại, có hàm lượng độc tố chì cao, gây nhiễm độc cho đất và nguồn nước. Ngoài 70 tấn xỉ thải chì, tại hiện trường, còn có khoảng 200 tấn xỉ nhôm được đổ trái phép.

Thượng tá Nguyễn Văn Giang - Trưởng Công an huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho biết: "Công ty TNHH Ngọc Thiên đã chỉ đạo tổ chức chôn lấp chất thải với tính chất tinh vi. Các đối tượng đã tập hợp các chất thải, rác thải ở Công ty Ngọc Thiên sau đó lợi dụng đêm tối, buổi trưa để chôn lấp".

Cơ quan điều tra nhận định, nếu không bị bắt quả tang, các đối tượng sẽ tiếp tục đưa hơn 300 tấn chất thải được tập kết trong nhà kho của Công ty Ngọc Thiên để đổ trộm.

Khu đất xảy ra vụ đổ chất thải vốn là đất nông nghiệp, đã được thu hồi giải phóng mặt bằng, hiện đang do xã chỉ đạo quản lý. Trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai tại địa phương cũng được đặt ra sau vụ việc này. Vì thời điểm người dân phát hiện diễn ra giữa ban ngày, trong khi với khối lượng hàng trăm tấn chất thải đã san lấp tại hiện trường lại cho thấy hoạt động này khó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn.

Nguy cơ nhiễm độc từ các lò tái chế chì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng- Ảnh 2.

Loại chất thải màu đen, đựng trong các bao tải mà Công ty TNHH Ngọc Thiên "đổ trộm" ra cánh đồng của huyện Văn Lâm chính là xỉ thải từ quá trình tái chế chì

Loại chất thải rắn màu đen là tro xỉ không thể tận dụng được buộc phải bỏ đi sau quá trình tái chế kim loại chì. Vì tồn dư độc tố nên đây là chất thải nguy hại có khả năng nhiễm độc cho nguồn đất và nước nếu không được thu gom xử lý theo đúng quy trình. 

Theo quy hoạch xây dựng, rác thải và chất thải rắn được thu gom tập trung tại khu xử lý rác của từng nhà máy, xí nghiệp, sau đó được thu gom và đưa đến khu xử lý chất thải rắn chung của khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, từ khi hoạt động đến nay, cụm công nghiệp tại xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, khu lưu trữ chất thải rắn chưa từng hoạt động. 

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho biết: "Hệ thống quỹ đất khu công nghiệp làng nghề chưa đảm bảo nơi lưu trữ chất thải rắn. Tới đây, chúng tôi đề xuất thêm quỹ đất để lưu trữ chất thải rắn".

Vì chưa có khu lưu chứa chất thải rắn nên tro xỉ thải ra sau quá trình tái chế được tập kết bừa bãi khắp nơi xung quanh khu vực sản xuất. Tro xỉ chất thành đống trong nhà xưởng. Rồi đổ ra cánh đồng thậm chí san lấp trái phép cả khu đất dự án tại cụm công nghiệp.

Vì chưa có khu lưu trữ chất thải rắn nên tro xỉ để bừa bãi, chất thành đống trong nhà xưởng, thậm chí đổ ra cánh đồng... 

Nỗi sợ của người dân trong vùng ảnh hưởng

Được biết, từ 10 năm trước, tại làng nghề Đông Mai, xã Chỉ Đạo đã có gần 400 trẻ em bị nhiễm độc chì, cùng một vùng rộng lớn nguồn đất, nước bị nhiễm chì với nồng độ vượt hơn 1.000 lần cho phép. Do càng đào sâu xuống thì mức độ ô nhiễm càng cao, nên buộc phải cô lập vùng đất nhiễm chì để tiến hành xử lý.

Những gì đã từng diễn ra khiến nhiễm độc chì luôn là nỗi sợ của người dân trong vùng ảnh hưởng. Nhưng kể từ khi di dời ra cụm công nghiệp, chưa có nghiên cứu đánh giá nào. Các lò tái chế chì ngày càng mở rộng quy mô, gia tăng sản xuất và xả thải ra môi trường như chẳng hề có sự liên quan.

Hiện tại, cơ quan công an vẫn tiếp tục điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm liên quan đến vụ án đổ trộm chất thải và doanh nghiệp Ngọc Thiên vẫn không bị tạm dừng hoạt động, Tuy nhiên, vụ án vừa xảy ra cho thấy hành vi đổ trộm chất thải rắn công nghiệp đã diễn ra với thủ đoạn tinh vi. Đối tượng vừa trốn tránh được chi phí xử lý chất thải, vừa san lấp tạo mặt bằng cho dự án. Công tác quản lý giám sát nếu không được thực hiện chặt chẽ sẽ là cơ hội để các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm.

Nhật Nam