• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương ra chỉ đạo khẩn

(Chinhphu.vn) - Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong thời gian sắp tới, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.

17/03/2022 11:04
Nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương ra chỉ đạo khẩn - Ảnh 1.

Bộ Công Thương yêu cầu cung cấp đủ than cho sản xuất điện. Ảnh: VGP

Ngày 11/3, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1225/BCT-DKT về việc "đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện". 

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn TKV và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký (nhất là với các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu). Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia có giải pháp điều độ phù hợp với tình hình thực tế cũng như thông báo kế hoạch huy động cập nhật hàng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than để kịp thời thu xếp nguồn than cho sản xuất điện.

Trước đó, Bộ Công Thương đã nhận được một số văn bản của một số chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than báo cáo về việc TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp không đủ khối lượng than trong 2 tháng đầu năm 2022 theo hợp đồng đã ký. 

Số liệu đã được báo cáo Bộ Công Thương cho thấy trong tháng 2 vừa qua, tổng khối lượng than thực cấp của Tập đoàn TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN chỉ tương đương 69,24% khối lượng hợp đồng đã ký và thấp hơn nhiều so với nhu cầu vận hành của các nhà máy này. Đặc biệt, Nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013 và như vậy có thể dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

Theo một văn bản của Tập đoàn TKV, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc không cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong thời gian vừa qua là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 dẫn đến thiếu hụt nhân lực làm việc tại các mỏ than. 

Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga- Ukraine trong những ngày từ cuối tháng 2 trở lại đây, khiến giá các loại nhiên liệu như dầu, khí, xăng và cả than ở nhiều thị trường quốc tế đã liên tục tăng cao. Việc vận chuyển nhiên liệu bằng các phương thức vận tải đều có nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt, kể cả các chuyến tàu biển vận chuyển than. Điều này không chỉ làm hạn chế khối lượng than lưu thông trên thị trường mà còn làm giá than quốc tế cũng đã tăng cao kỷ lục chưa từng có so với trước đây.

Toàn Thắng