• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nguyên nhân khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt

Như chúng ta thấy, thời tiết năm 2010 diễn ra khác thường ở nhiều nơi trên thế giới. Mùa hè năm 2010, đa phần nước Mỹ phải chịu đựng cái nóng như thiêu như đốt. Trong khi đó, mùa đông năm ngoái phần lớn khu vực bắc bán cầu trải qua cái rét kỷ lục và mưa tuyết lớn và nam bán cầu lại quá nóng.

18/11/2010 14:18

Các nhà khoa học dự đoán, khi nhiệt độ trên trái đất tăng sẽ kéo theo hiện tượng ấm lên trên toàn cầu gia tăng. Sự thay đổi nhiệt độ của đại dương và mực nước biển dâng tác động đến vạn vật trên trái đất, từ các hình thức mưa đến hướng gió. Hiện các nhà khoa học đang đánh giá các hình thái thời tiết trong thời gian dài để xác định nguyên nhân nào do thời tiết và nguyên nhân nào do con người gây nên.

Theo các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Columbia (Mỹ), những đợt mưa tuyết nặng trong mùa đông năm 2009 là hậu quả của hai hình thái thời tiết xung đột nhau - có khả năng chỉ là sự bất thường của tự nhiên. Tương tự, các mùa quá nóng hoặc quá lạnh là do các dạng khí quyển mất cân bằng (chẳng hạn tình trạng quá lạnh ở bắc bán cầu trong mùa đông năm ngoái là do luồng không khí lạnh từ bắc cực tràn tới), nhưng điều đó chưa thể hiện rõ chừng nào những hình thái này trở thành một xu hướng. Chỉ khi nào hình thái này lặp đi lặp lại trong hơn một thập kỷ, từ đó chúng mới được coi là hiện tượng của biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, những trận lũ lụt lớn hiếm thấy gần đây ở Pakistan không thể đổ lỗi cho tình trạng ấm dần trên toàn cầu, mà do khí hậu nóng lên dẫn đến những trận mưa dữ dội và nguy hiểm. Hiện nay các nhà nghiên cứu đang theo dõi những trận mưa lớn ở Ấn Độ trong các mùa gió mùa và nhận thấy về cơ bản, toàn bộ lượng mưa vẫn ở mức như 50 năm qua, nhưng chỉ có điều các trận mưa ít hơn, nhưng lớn hơn.

Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu gần đây bắt đầu cho thấy trong một số trường hợp, các hình thái thời tiết thay đổi và khắc nghiệt nói trên có thể liên quan đến tình trạng ấm lên trên toàn cầu. Một báo cáo về thời tiết mùa hè ở khu vực Đông Nam nước Mỹ - của các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tổng hợp Duke, cho biết 11 trong số 30 mùa hè vừa qua của khu vực lúc thì ẩm ướt, lúc thì hanh khô khác thường. Đặc biệt, nhiều trận mưa lớn trong khu vực có lượng mưa lớn gấp đôi so với lượng mưa của những trận mưa lớn trong 30 mùa hè trước. Thời tiết mùa hè ở khu vực Đông Nam và toàn bộ khu vực phía Đông nước Mỹ, Tây Âu đang bị ảnh hưởng bởi khí hậu cận nhiệt đới cao của Bắc Đại Tây Dương. Trong khi nghiên cứu thời tiết ở khu vực Đông Nam nước Mỹ, các nhà nghiên cứu của Đại học Duke khẳng định hiện tượng El Ni#o đang gia tăng sự tần suất xuất hiên chứ không phải 5 năm một lần như trước đây. Những thay đổi đó phù hợp với các hình thái thay đổi khí hậu, một phần là do tác động của con người.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Yale phát hiện nhiệt độ ấm hơn ở miền Trung nước Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi các loại ký sinh trùng độc hại sinh sôi và phát triển trong khu vực. Rõ ràng, khi tình trạng ấm lên trên toàn cầu xẩy ra, sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh phát triển, mặc dù hiện nay thế giới đã có nhiều biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Đức Phương