• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nguyên tắc biên tập, phân loại nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu

(Chinhphu.vn) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.

28/02/2023 14:35
Nguyên tắc biên tập, phân loại nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu - Ảnh 1.

Một trong những nguyên tắc biên tập, phân loại nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu là phải bảo đảm loại bỏ tất cả các nội dung vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, điện ảnh

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc biên tập, phân loại nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu.

Theo đó, nguyên tắc biên tập chung là phải bảo đảm loại bỏ tất cả các nội dung vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, điện ảnh.

Bảo vệ trẻ em và đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực.

Phải loại bỏ trong chương trình những nội dung, đoạn hội thoại có ý chê bai, dèm pha về nguồn gốc, xuất thân của người đối thoại hoặc nhân vật được đề cập; những nội dung lấy nhược điểm thân thể của cá nhân để chọc cười; những từ ngữ, ký hiệu miệt thị, vi phạm lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; tiếng lóng, chửi thề.

Phải loại bỏ chương trình trong trường hợp khi thực hiện biên tập chương trình, phát hiện trong chương trình, tại địa điểm diễn ra sự kiện, địa điểm tổ chức sự kiện thể thao, giải trí có xuất hiện hình ảnh, hoạt động vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc các yếu tố chính trị nhạy cảm như chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, quan hệ ngoại giao; vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Đối với các chương trình giải trí, các đơn vị thực hiện biên tập phải dán nhãn, ghi rõ mức phân loại nội dung đối với chương trình đã biên tập theo các mức phân loại.

Đối với các chương trình thể thao: thực hiện biên tập, không phải thực hiện phân loại.

Đối với các chương trình không trực tiếp, các đơn vị thực hiện biên tập phải biên tập chương trình bao gồm cả bản chữ (text) và tệp (file) hình ảnh, âm thanh.

Đối với chương trình trực tiếp, chương trình do đơn vị biên tập là đơn vị tổ chức sản xuất: Biên tập từ khâu kịch bản đến kế hoạch tổ chức sản xuất trước khi diễn ra chương trình trực tiếp; giám sát trực tiếp chương trình để loại bỏ nội dung vi phạm.

Đối với chương trình khai thác, mua bản quyền trong nước và nước ngoài: Rà soát trước nội dung căn cứ lịch truyền phát chương trình đã có trước; theo kịch bản hoặc nội dung chương trình được đối tác cung cấp trước khi diễn ra chương trình trực tiếp; giám sát, biên tập trực tiếp nội dung tại thời điểm truyền phát để bảo đảm loại bỏ được nội dung vi phạm ngay sau khi phát hiện.

Các mức phân loại chương trình giải trí

Bên cạnh đó, dự thảo quy định các mức phân loại chương trình giải trí như sau:

Loại P: Chương trình được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi.

Loại K: Chương trình được phép phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ, người giám hộ.

Loại T13: Chương trình được phép phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên.

Loại T16: Chương trình được phép phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên.

Loại T18: Chương trình được phép phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên.

Loại C: Chương trình không được phép phổ biến.

Đối với các chương trình giải trí có mức phân loại từ K đến T18 và các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật: Phải thực hiện cảnh báo.

Đối với các chương trình giải trí là các chương trình truyền hình thực tế, biểu diễn nghệ thuật, các chương trình truyền hình có nội dung thi tài, biểu diễn về những hành động mạo hiểm, nguy hiểm, có nguy cơ gây thương tích, các chương trình truyền hình giả tưởng, dàn dựng lại từ vụ việc có thật thực tế: Phải có nội dung cảnh báo để người xem không bắt chước, học theo.

Trong các chương trình này phải xuất hiện dòng chữ cảnh báo dưới chân màn hình trong quá trình diễn ra chương trình.

Đối với chương trình phân loại C: Không được phép cung cấp trên dịch vụ.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Hiển