• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà nước có cần lo chuyện “găng tay rót bia”?

(Chinhphu.vn) – Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương yêu cầu trước khi xuất bán, chiết rót bia hơi phải thay găng tay sạch, nhưng nếu người bán hàng vừa rót bia vừa làm một việc khác thì cốc bia đó có sạch không?

09/10/2014 20:07

Các chuyên gia cho rằng công cụ để đạt được mục tiêu quản lý nhà nước không được tạo ra gánh nặng quá mức cần thiết cho doanh nghiệp và xã hội


Ông Phan Đức Hiếu, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) đã đặt vấn đề như vậy khi trao đổi với Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia về dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia.

Nhận xét về dự thảo nhận được nhiều phản ứng này, ông Hiếu cho rằng đây chỉ là một trường hợp cụ thể và cần nhìn từ góc độ rộng hơn để đưa ra giải pháp cho ”cái gốc” của vấn đề. Hiện, vị Trưởng ban này cũng là thường trực nhóm công tác rà soát về điều kiện kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo ông Hiếu, điều kiện kinh doanh cũng như giấy phép là công cụ, phương tiện quản lý mà nước nào cũng sử dụng, song nếu sử dụng không tốt, điều kiện kinh doanh quá mức cần thiết sẽ tạo ra rào cản rất lớn cho gia nhập thị trường, tăng thêm chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp.

Cách truyền thống để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ quan nhà nước mô tả cụ thể, tỉ mỉ những hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp được làm và phải làm, chẳng hạn người bán bia phải đeo găng tay.

Tuy nhiên, cách thức này ngày nay không còn tỏ ra hiệu quả nữa và thậm chí ”giết chết” sự sáng tạo. Bởi để đạt được mục tiêu cuối cùng là có một sản phẩm, dịch vụ tốt, trong trường hợp này là một cốc bia sạch, người bán hàng có thể sử dụng rất nhiều cách khác nhau.

Theo ông Hiếu, có một cách khác mà nhiều nước đang làm là yêu cầu các doanh nghiệp tự công bố công khai các quy trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với thực phẩm (thường được gọi là thực hành sản xuất tốt) để người tiêu dùng lựa chọn. Mặt khác, nhà nước công bố, quy định tiêu chuẩn tối thiểu với dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp phải đạt được, còn cách nào để đạt được thì doanh nghiệp tự lo, nhà nước hậu kiểm. Cùng với đó là vai trò của người tiêu dùng trong việc lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.  

“Trước khi ban hành một chính sách, phải đặt ra câu hỏi: Nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì thị trường có giải quyết được vấn đề đó không? Câu hỏi thứ hai là, khi nhà nước can thiệp thì có tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và xã hội không? Công cụ để đạt được mục tiêu quản lý nhà nước không được tạo ra gánh nặng quá mức cần thiết cho doanh nghiệp và xã hội”, ông Hiếu phân tích.

Do đó, ông Hiếu cho biết ông ”chưa nhìn thấy” giá trị gia tăng trong dự thảo của Bộ Công Thương, trong bối cảnh đã có rất nhiều quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là của ngành Y tế. Ngay cả các nhà sản xuất bia cũng có những yêu cầu riêng về quá trình sản xuất, vận chuyển, thậm chí họ chỉ bán giới hạn cho một số đại lý nhất định chứ không bán tràn lan để bảo đảm an toàn thực phẩm, giữ chữ tín.

Cùng quan điểm này, ông Lê Duy Bình (Công ty tư vấn về quản lý kinh tế Economica Việt Nam) đặt câu hỏi, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có phải thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Công Thương hay không. Ông Bình cho rằng đó là điều không ổn.

Để hạn chế việc ban hành các văn bản can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, ông Bình đề nghị các cơ quan nhà nước phải luôn tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, biện pháp hành chính chỉ nên được lựa chọn khi không còn cách nào khác.

Mặt khác, khi sử dụng biện pháp hành chính thì phải thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác dự báo tác động pháp luật (RIA), cân đong đo đếm xem quyền lợi của những đối tượng liên quan sẽ bị tác động như thế nào?

“Việc đưa ra lấy ý kiến như Bộ Công Thương đang làm cũng là một biện pháp tốt, nhưng sẽ là tốt hơn nếu người làm chính sách có nghiên cứu trước về tác động của chính sách và tâm niệm rằng biện pháp hành chính chỉ là biện pháp cuối cùng”, ông Bình nói.

Thành Đạt