• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà nước giữ vai trò điều tiết giá điện

(Chinhphu.vn) - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Điện lực, sáng 6/6, các đại biểu Quốc hội đồng tình quy định “giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước” nhưng đề nghị làm rõ nội dung “có sự điều tiết của Nhà nước”.

06/06/2012 14:40

Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.

Theo báo cáo thẩm tra dự luật, quy định giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý, điều hành lĩnh vực điện lực theo cơ chế thị trường, vừa bảo đảm cho giá bán điện được điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, mà vẫn giữ vai trò điều tiết của Nhà nước đối với giá bán điện - loại hàng hóa đặc biệt.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) Nguyễn Minh Quang (đoàn Hà Nội) cho rằng “không có ưu đãi giá điện thì người dân còn nghèo và khổ hơn nữa”. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Trịnh Thế đề nghị Nhà nước nên hỗ trợ giá điện bằng cách khác chứ không nên để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hỗ trợ thông qua giá điện. Nếu làm được điều này sẽ hạn chế được khó khăn trong công tác quản lý điện hiện nay.

Cùng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Một thành viên Hanel Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) đề nghị Nhà nước phải quy định một số nội dung bắt buộc với EVN và thể hiện trong luật. Theo đó, Nhà nước cần quản lý hạ tầng ngành điện (trạm phát, hệ thống phân phối…) và quy định quản lý đầu tư, chi phí sản xuất cho EVN thì mới giảm được sự tăng đột biến chi phí thất thoát theo cấp số nhân của ngành điện.

Ngoài ra, Nhà nước cần quản lý mua điện đầu vào đúng giá thị trường, đảm bảo các nhà đầu tư có lợi nhuận hợp lý; quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện thông qua kiểm toán độc lập.

Thảo luận về quy hoạch phát triển hệ thông điện, các đại biểu cũng nhất trí việc bỏ quy hoạch điện cấp quận, huyện mà chỉ giữ quy hoạch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhiều ý kiến tán thành chu kỳ lập quy hoạch phát triển điện lực là 10 năm thay vì 5 năm như hiện hành, phải đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thành Chung