• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà tang lễ quốc gia được đặt tại huyện Hoài Đức, Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Nhà tang lễ quốc gia được đặt tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, có diện tích đất lập quy hoạch là 13,5 ha.

15/03/2016 16:59
Mô hình nhà tang lễ Quốc gia mới.
Ngày 15/3, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà tang lễ quốc gia, tỉ lệ 1/500.

Nhà tang lễ quốc gia được đặt tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, có diện tích đất lập quy hoạch là 13,5 ha, trong đó: Khu nhà tang lễ rộng 10,5 ha, khu cây xanh cách ly phía Nam giáp Đại lộ Thăng Long rộng 3 ha.

Theo đại diện Bộ Xây dựng, mục tiêu của quy hoạch chi tiết Nhà tang lễ quốc gia nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng trong các nghi lễ cấp quốc tang, tang lễ cấp Nhà nước, tang lễ cấp cao.

Theo đó, các khu chức năng, không gian kiến trúc cảnh quan và các hạng mục công trình, bảo đảm hoạt động nghi thức tang lễ quốc gia, phù hợp cảnh quan không gian khu vực; đồng thời làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và triển khai xây dựng theo quy hoạch.

Không gian tổng thể của khu nhà tang lễ được bố trí trên trục đối xứng, theo hướng Bắc-Nam, kết nối với đại lộ Thăng Long, cấu trúc không gian theo phong cách truyền thống với trục chính phát triển theo chiều sâu, hồ bán nguyệt, sân nghi lễ, nhà tang lễ.

Các khu vực có hoạt động nghi lễ và khu vực phụ trợ để bảo đảm yêu cầu nghi lễ trang nghiêm cấp quốc gia. Tổ hợp các công trình chính gồm: Nhà tang lễ, nhà nghỉ chờ, nhà dịch vụ được bố trí theo trục đăng đối, đáp ứng yêu cầu tổ chức các nghi lễ cấp quốc gia, thể hiện sự tri ân, tôn vinh đối với người đã mất.

Công trình chủ đạo của nhà tang lễ là khối nhà 2 và 3 tầng, được xây dựng theo kiến trúc kết hợp truyền thống và hiện đại, sử dụng mái dốc, vật liệu gần gũi thân thiện với hoạt động văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân.

Hệ thống cây xanh, mặt nước được đặc biệt chú trọng bảo đảm hài hòa với tổng thể chung, gần gũi thân thiện với phong tục tập quán của nhân dân. Chọn lựa loại cây xanh phù hợp với hoạt động đặc thù của khu Nhà tang lễ.
PV