• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu thăm Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 28/2 – 5/3 tới.

22/02/2017 20:55


Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Ảnh: Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản

Theo TTXVN, lễ đón chính thức Nhà vua và Hoàng hậu tại Phủ chủ tịch sẽ diễn ra vào ngày 1/3. Tiếp theo lễ đón là các cuộc gặp của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản với lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

Chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu lần này rất có ý nghĩa trong quan hệ giữa hai quốc gia và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân Nhật.

Dự kiến tại Hà Nội, Nhà vua và Hoàng hậu sẽ tới thăm các địa điểm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Sinh vật học tại Đại học Quốc gia Hà Nội... cũng như gặp gỡ giao lưu những người dân Việt Nam.

Chiều 3/3, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ rời Hà Nội đến Huế. Tại đây, Nhà vua và Hoàng hậu sẽ tới thăm Đại Nội Huế đồng thời thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế và thăm nhà tưởng niệm Phan Bội Châu...

* Trước đó, tại buổi tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umede, ngày 14/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam rất coi trọng chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, coi đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dấu mốc đáng ghi nhớ trong quan hệ hợp tác hữu nghị thân thiết giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng với hàng loạt các chuyến thăm cấp cao thời gian tới, năm 2017, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản sẽ có bước phát triển vượt bậc, đạt nhiều kết quả thực chất, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

* Liên quan đến quan hệ hai nước, ngay những ngày đầu năm 2017 Việt Nam đã được đón khách quý nước ngoài đầu tiên là Thủ tướng Abe cùng Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-17/1 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nhật Bản đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; chủ trì họp báo; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; gặp Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật Phạm Minh Chính; gặp gỡ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và một số cán bộ, sinh viên Trường Đại học Việt-Nhật.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã cùng chủ trì Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản.

Trong bầu không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã đạt nhất trí cao về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua việc duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác thực chất về an ninh- quốc phòng, trong đó có lĩnh vực rà phá bom mìn và nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển.

Về hợp tác kinh tế, hai bên đạt nhận thức chung về việc thúc đẩy triển khai kết nối hai nền kinh tế thông qua thúc đẩy đầu tư, thương mại, ODA và hợp tác trong các lĩnh vực có thể bổ trợ cho nhau như hợp tác địa phương, nông nghiệp, lao động.

Hai bên nhất trí triển khai Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt-Nhật đến năm 2020 tầm nhìn 2030, cũng như sáng kiến chung Nhật-Việt giai đoạn 6 nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam; tiếp tục triển khai các dự án lớn về cơ sở hạ tầng hai nước như đường bộ cao tốc Bắc-Nam.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác Việt-Nhật trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác địa phương và tăng số lượng và lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản.


Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố Nhật Bản cấp phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ của Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thông báo Việt Nam cấp phép nhập khẩu quả lê của Nhật Bản.

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội thông qua nguồn vốn ODA, cũng như thúc đẩy hợp tác các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao, cam kết cung cấp thêm khoản ODA vốn vay trong năm tài khóa 2016 cho Việt Nam trị giá khoảng 123 tỷ yên (tương đương 1,05 tỷ USD) trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, ứng phó với biến đổi khí hậu, thoát nước và xử lý nước thải.

Nhật Bản sẵn sàng thúc đẩy các hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư trong các hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, đào tạo cán bộ, tạo điều kiện để người Việt Nam du lịch Nhật Bản, thúc đẩy giao lưu văn hóa.

Hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và khẳng định phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, các bên liên quan không có những hành động gây căng thẳng và quân sự hóa dẫn đến thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông; thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).