• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhật Bản gia hạn tình trạng khẩn cấp tại nhiều địa phương

(Chinhphu.vn) - Chính phủ Nhật Bản gia hạn tình trạng khẩn cấp để đối phó với COVID-19 tại Tokyo và các khu vực khác tới ngày 20/6.

29/05/2021 13:14


Tình hình COVID-19 tại Nhật Bản vẫn hết sức căng thẳng. Ảnh: Japan Times


Sau khi tham vấn ý kiến của Ủy ban chuyên gia phòng chống dịch bệnh, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp tại 9 địa phương của nước này bao gồm thủ đô Tokyo khi biện pháp này hết hiệu lực vào ngày 31/5 tới. Theo quyết định mới, tình trạng khẩn cấp tại các địa phương này sẽ được kéo dài 20 ngày tức là đến 20/6, khoảng một tháng trước khi Thế vận hội khai mạc. "Số ca nhiễm mới giảm dần từ giữa tháng song tình hình tiếp tục không chắc chắn", Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết về quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Nhật Bản đã có dấu hiệu cải thiện thời gian gần đây, số ca nhiễm mới giảm gần ½ so với trước khi ban bố tình trạng khẩn cấp, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia y tế tại Nhật Bản, nếu dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp thì tình trạng lây lan dịch bệnh có thể bùng phát mạnh trở lại, do đó duy trì tình trạng khẩn cấp là biện pháp cần thiết ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh.

Các biện pháp hạn chế bao gồm hạn chế bán rượu trong các quán bar và nhà hàng, yêu cầu các cơ sở kinh doanh này đóng cửa sớm, khuyến khích làm việc từ xa và giới hạn lượng người tham gia các sự kiện. Các chuyên gia lo ngại việc dỡ bỏ quá sớm các hạn chế có thể gây ra đợt bùng phát trong thời gian trước Thế vận hội.

Nhật Bản ghi nhận gần 734.000 ca nhiễm và hơn 12.700 ca tử vong. Quốc gia Đông Á tránh được nhiều đợt phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn nCoV lây lan, song đợt bùng phát thứ 4 khiến chính phủ Nhật bản phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tại nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Tokyo.

Trong khi đó, số ca nguy kịch trên toàn quốc ở mức 1.400 ca, đặt toàn bộ hệ thống y tế vào tình trạng căng thẳng. Mặt khác, vào thời điểm hiện nay, cảnh giác cao độ là rất cần thiết khi có nhiều quan ngại về nguy cơ biến thể xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ có thể sẽ lan rộng hơn tại Nhật Bản.

Trước tình hình dịch bệnh, ban tổ chức Olympic Tokyo cho biết các thành viên trong đoàn tham dự Olympic của Ấn Độ và 5 nước Nam Á khác gồm Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives và Nepal sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước khi diễn ra Thế vận hội mùa Hè này. Hiện cả 6 nước trên đều nằm trong danh sách hạn chế cao nhất của Nhật Bản nhằm phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), các ủy ban Olympic quốc gia của 6 nước đã nhất trí tiến hành thêm xét nghiệm đối với các thành viên tham dự, ngoài hai xét nghiệm được thực hiện trong vòng 96 giờ sau khi đến Nhật Bản như các quy định hiện hành. Chi tiết về việc thực hiện thêm xét nghiệm chưa được công bố. 

An Bình