• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhật Bản: Quy định tình trạng khẩn cấp chưa thể cải thiện tình hình

(Chinhphu.vn) - Mặc dù Tokyo đã ban bố tình trạng khẩn cấp và thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt phòng dịch nhưng tình hình vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

30/04/2021 14:45
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại cuộc họp công bố tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô Tokyo và các tỉnh Osaka, Kyoto và Hyogo
Số ca nhiễm mới COVID-19 tiếp tục tăng lên từng ngày tại Thủ đô Tokyo, đặc biệt có nhiều ca nhiễm liên quan đến các biến thể mới có khả năng lây nhiễm cao.

Ngày 29/4, Thủ đô Tokyo của Nhật Bản ghi nhận 1.027 ca mắc mới COVID-19, đây là số ca mắc mới COVID-19 trong ngày cao nhất tại đây trong 3 tháng qua, áp lực đối với hệ thống y tế cũng ngày càng cao, hiện nay tỷ lệ lấp đầy giường bệnh đã là 65%.

Ngoài Tokyo, một số địa phương đang áp dụng tình trạng khẩn cấp là Osaka và Hyogo cũng tiếp tục ghi nhận số lây nhiễm cao lần lượt là 1.172 và 534 ca. Điều đáng lo ngại được các chuyên gia y tế cảnh báo là số ca nhiễm liên quan đến virus biến thể mới tăng cao, có nguy cơ làm cho tốc độ lây lan nhanh chóng hơn, tình hình lây nhiễm tại Tokyo cũng như các địa phương khác có thể nghiêm trọng hơn so với làn sóng lây nhiễm thứ ba hồi tháng 1 vừa qua.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản một lần nữa phải ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng đối với thủ đô Tokyo và ba tỉnh phía Tây gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, trước mắt kéo dài trong 17 ngày, từ 25/4 đến 11/5. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới khoảng 25% trong tổng số 126 triệu người dân và 1/3 nền kinh tế của Nhật Bản. Đây là lần thứ 3 ‘đảo quốc Mặt trời mọc’ ban bố tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, sau các đợt hồi tháng 4/2020 và tháng 1/2021.

Bước vào đợt hạn chế mới, người dân Nhật Bản không được phép tham gia các sự kiện đông người. Dịch vụ đi lại công cộng sẽ dừng hoạt động sớm hơn thường lệ đối với các ngày trong tuần và giảm hoạt động vào cuối tuần, ngày lễ. Các cơ sở thương mại lớn tạm ngừng hoạt động và chỉ mở cửa các gian hàng bán nhu yếu phẩm thiết yếu. Cơ sở ăn uống phải đóng cửa trước 8h tối, quán rượu và dịch vụ karaoke phải đóng cửa hoàn toàn... Có thể thấy, tình trạng khẩn cấp tại Nhật Bản tuy không nặng nề như biện pháp phong tỏa cách ly ở một số quốc gia, nhưng điều này cũng gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế.

Các cơ quan nghiên cứu kinh tế nhận định, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của xứ sở Hoa anh đào sẽ thiệt hại lớn do ảnh hưởng của đợt ban bố tình trạng khẩn cấp này. Viện Nghiên cứu tổng hợp Nomura cho rằng, mức giảm GDP sẽ vào khoảng 699 tỷ yên, tương đương 0,13%. Trong đó, Tokyo thiệt hại khoảng 411 tỷ yên, các tỉnh Osaka, Hyogo, Kyoto thiệt hại khoảng 228 tỷ yên.

An Bình