• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhật Bản thiệt hại nặng nề do động đất, sóng thần

Tuy chưa có con số chính xác về số người thiệt mạng do động đất, sóng thần xảy ra hôm 11/3 tại Nhật Bản, song theo thông tin ban đầu, đã có hàng nghìn người thiệt mạng và mất tích do thảm họa này.

15/03/2011 00:14
Theo thông tin của cảnh sát Nhật Bản, đến sáng 13/3, số người thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần đã tăng lên gần 900 người. Số liệu này chưa bao gồm 200-300 thi thể được phát hiện tại bờ biển thành phố Sendai mà cảnh sát thành phố này báo cáo trước đó.

Tuy nhiên, đây chưa phải con số cuối cùng về số người thiệt mạng bởi thảm họa, bởi riêng thị trấn Minamisanriku thuộc tỉnh Miyagi với số dân khoảng 17.000 người đã bị trận sóng thần hôm 11/3 quét qua, san phẳng và hiện 10.000 người chưa rõ tung tích. Khoảng một phần ba thành phố Kesennuma, cũng ở Miyagi, với số dân 74.000 người, bị ngập sâu trong nước, thành phố cũng có nhiều đám cháy.

Tại tỉnh Iwate, thành phố ven biển Rikuzentakata với khoảng 23.000 dân, gần như bị phá hủy hoàn toàn vì sóng thần đổ vào đây cao tương đương chiều cao của tòa thị chính.

Khu vực duyên hải của thành phố Miyako và gần như toàn bộ thị trấn Yamada, đều ở Iwate, cũng bị ngập lụt.

Sau chuyến thị sát ngày 12-3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nhận định, thiệt hại do sóng thần gây ra là vô cùng to lớn. Chuyên gia Mỹ cho rằng, thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỷ USD.

Nhiều thành phố dọc bờ biển thuộc 9 tỉnh, thành phố phía Đông Nhật Bản đã tiếp tục phải hứng chịu thêm 15 dư chấn có cường độ từ 5 đến 6,8 độ rích-te. Trong khi đó, do vẫn còn cảnh báo sóng thần nên tại nhiều khu vực, lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận được.

Hiện nhiều tuyến đường sắt ở thủ đô Tô-ky-ô và các tỉnh phụ cận đã ngừng hoạt động khiến hàng chục nghìn người đã bị mắc kẹt tại các nhà ga lớn ở trung tâm thủ đô Tô-ky-ô và một số tỉnh lân cận. Hàng chục nghìn người vì thế mà không thể về nhà. Chính quyền thủ đô Tô-ky-ô đã quyết định mở các cơ sở công cộng và các trường học làm nhà tạm trú cho những người không thể trở về nhà sau ngày làm việc. Các cửa hiệu, nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn nhanh cũng được yêu cầu cung cấp nước uống và nơi nghỉ ngơi cho những người không may mắn. Giao thông đường không cũng bị tê liệt. Hàng ngàn chuyến bay đã bị hủy và bị trì hoãn.

Chuyên gia Nhật Bản đang kiểm tra mức độ phóng xạ. (Ảnh: Reuters)


Bên cạnh đó, động đất cũng gây ra vụ nổ tại lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân số 1 tại thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima (Đông Bắc Nhật Bản). Hãng tin Kyodo dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Y. Ê-đa-nô (Y. Edano) ngày 12-3 xác nhận, đã xảy ra một vụ nổ và rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1, nằm cách thủ đô Tô-ky-ô 250km về phía đông bắc, thuộc Công ty Điện lực Tô-ky-ô, đã có 22 người ở gần các nhà máy hạt nhân tại tỉnh Phưcưsima (Fukushima) bị phơi nhiễm phóng xạ. Có 4 người bị thương trong một vụ nổ này. Hiện nhà chức trách Nhật Bản đã mở rộng khu vực sơ tán người dân lên bán kính 20km xung quanh nhà máy điện hạt nhân ở Phư-cư-si-ma. Công ty Điện lực Tô-ky-ô cho biết, vụ nổ xảy ra vào khoảng 3 giờ 36 phút chiều 12-3 (giờ địa phương), sau một dư chấn mạnh. Tất cả 5 lò phản ứng, 2 lò ở Nhà máy Phư-cư-si-ma số 1 và 3 lò ở Nhà máy Phư-cư-si-ma số 2, đã ngừng hoạt động và đều được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Ba lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 2 mất chức năng làm mát. Nguy cơ xảy ra sự cố ở 3 lò phản ứng này cũng khá cao.

Cơ quan an toàn công nghiệp và năng lượng nguyên tử Nhật Bản thông báo mức phóng xạ đo được tại khu vực cổng chính của Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 cao gấp 8 lần mức bình thường. Sáng 12-3, Công ty Điện lực Tô-ki-ô thông báo chỉ số áp suất trong khoang chứa lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 liên tục tăng. Mức độ phóng xạ tại phòng điều khiển của nhà máy này cao gấp 1000 lần so với mức độ thông thường. Do lo ngại các khoang chứa này có thể bị vỡ, Công ty điện lực Tô-ky-ô đã quyết định mở van xả khí để giảm áp suất. Trước đó, Thủ tướng Can đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về điện hạt nhân lần đầu tiên trong lịch sử nước này. Chánh văn phòng Nội các Ê-đa-nô cùng ngày đã trấn an người dân bình tĩnh và cho biết mức phóng xạ vẫn đang được kiểm soát một cách cẩn trọng. Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (GSDF) đang theo dõi chất phóng xạ xung quanh Nhà máy Phư-cư-si-ma số 1.

Ngày 12/3, Cơ quan An toàn Hạt nhân Pháp cũng đã đưa ra lời cảnh báo rằng gió tự nhiên có thể sẽ thổi chất bẩn phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở Nhật Bản ra khắp Thái Bình Dương. Theo các quan chức thuộc cơ quan này, hướng gió trong thời gian tới dường như sẽ thổi ô nhiễm hạt nhân về phía Thái Bình Dương và như vậy sẽ "rất nghiêm trọng". Trong khi đó, Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản đánh giá vụ nổ tại nhà máy Phưcưsima số 1 ở mức nguy hiểm cấp 4 trong tổng số 7 cấp theo qui định quốc tế.

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả của thảm họa động đất, sóng thần, ngày 12/3, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo sẽ tăng gấp đôi số binh sỹ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) lên 100.000 người để thực hiện tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân. Đi cùng với đó là khoảng 300 máy bay và 40 tàu quân sự đã được huy động để đối phó với thảm họa. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng đã ra lệnh cho các nhóm trợ giúp y tế tới các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Mi-y-a-gi, Phư-cư-si-ma và I-ba-ra-ki (Ibaraki).

Trong khi đó, cộng đồng thế giới cũng đang tích cực phối hợp cùng Nhật Bản trong công tác cứu hộ. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cho đến 0 giờ ngày 12-3, ngoài Mỹ, đã có 50 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế cam kết hỗ trợ Nhật Bản khắc phục hậu quả trận động đất và sóng thần thông qua việc triển khai các nhóm cứu trợ, cung cấp hàng cứu trợ và vận tải…