• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhật sẵn sàng đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM

(Chinhphu.vn) - Việt Nam vẫn là nền kinh tế mà dòng vốn đầu tư hạ tầng Nhật Bản “ưa thích” nhất trong khu vực Đông Nam Á.

28/06/2019 16:59

Bài báo mới đăng trên Bloomberg ngày 19/6 cho thấy Nhật Bản sẵn sàng dành 58,7 tỷ USD để đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến TPHCM.

Bloomberg cũng cho biết rõ số liệu này là trả lời email mới nhất của Fitch Solutions cho Bloomberg khi được yêu cầu.

Theo số liệu ngày 18/6 của Fitch Solutions được trích bởi Bloomberg thì, trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á, các dự án do Nhật Bản viện trợ tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thai Lan và Việt Nam - lên đến 367 tỷ USD, so với con số 255 tỷ USD từ Trung Quốc.

Trong số đó, Nhật đã dành 208,675 tỷ USD đầu tư xây dựng hệ thống giao thông huyết mạch tại Việt Nam. Có thể trong các nền kinh tế mà Nhật tập trung nhất ở khu vực thì Việt Nam đứng vị trí số 1 với 74 dự án, trong khi Trung Quốc chỉ có 25 dự án cơ sở hạ tầng.

Ngân hàng ADB cũng cho biết rằng các nước khu vực Đông Nam Á cần tới 210 tỷ USD mỗi năm từ 2016 đến 2030 để xây dựng cơ sở hạ tầng mới đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực.

Con số mới nhất do Fitch Solutions công bố được báo chí Nhật Bản trích thuật cho thấy, các nước Đông Nam Á vẫn hoan nghênh đầu tư Nhật Bản nhiều hơn, bất kể là vì số tiền đầu tư, công nghệ hay uy tín.

Nhật Bản (tỷ USD)

Trung Quốc (tỷ USD)

Việt Nam

208,675

69, 801

Indonesia

74,315

92,826

Philippines

43,493

7,449

Singapore

19,968

28,402

Thái Lan

15,776

22,446

Malaysia

4,339

34,338

Nguồn: Fitch Solutions (dữ liệu được cung cấp ngày 18/6, trích lại từ Bloomberg)
Trần Ngọc Châu