• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

NHCSXH: 7 điểm nhấn trong hoạt động năm 2019

(Chinhphu.vn)-Năm 2019 là năm Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong triển khai tín dụng chính sách xã hội, hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với 7 điểm nhấn nổi bật.

09/01/2020 16:01
Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Trần Lan Phương thông tin với báo chí về hoạt động của đơn vị năm 2019 và thời gian tới.

1/Doanh số cho vay lớn nhất từ trước đến nay

Năm 2019, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có doanh số cho vay lớn nhất từ trước tới nay, đạt 72.814 tỷ đồng, tăng trên 10.735 tỷ đồng so với năm 2018.

Nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm đã giúp cho gần 2,2 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; hơn 266.000 lao động có việc làm; hơn 36.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; trên 1,2 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 20.000 căn nhà ở cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Tính đến hết năm 2019 tổng dư nợ của NHCSXH đạt 206.805 tỷ đồng, tăng gần 19.013 tỷ đồng so với 31/12/2018, với trên 6,5 triệu hộ đang có dư nợ. Với nguồn vốn tăng thêm đó, NHCSXH dành 66% cho chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm 2019 đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó, tập trung ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới...

Đặc biệt đối với các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, ngoài việc động viên, thăm hỏi kịp thời, NHCSXH đã chỉ đạo bổ sung nguồn vốn để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn khôi phục sản xuất, đồng thời đã rà soát, thống kê xử lý rủi ro đối với 66.825 món vay, số tiền là 923.378 triệu đồng của người vay vốn bị thiệt hại...

Đặc biệt, NHCSXH đã tích cực thu hồi tốt nợ đến hạn của các chương trình để thực hiện cho vay quay vòng, với số tiền 54.071 tỷ đồng, tăng hơn 8.183 tỷ đồng so với năm 2018, bằng 74% doanh số cho vay.

2/Triển khai đồng bộ việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng

Cùng với việc đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, NHCSXH tiếp tục quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Đến 31/12/2019,  Nợ quá hạn và nợ khoanh là 1.435 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng dư nợ. Công tác phối kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương được nâng cao. Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động đạt chất lượng tốt và khá đạt trên 93%. Việc xác định đối tượng vay vốn và thực hiện quy trình cho vay được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác được nâng cao.

3/Tiết giảm chi phí cho người nghèo

Để phục vụ tốt và tiết giảm chi phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện tốt việc tổ chức giao dịch tại 10.853 điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã.

Tại điểm giao dịch xã, các chính sách  tín dụng ưu đãi của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai; người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hằng tháng để vay và trả nợ, cũng như thực hiện gửi tiền tiết kiệm, trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị-xã hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn và chính quyền xã.

Thông qua hoạt động giao dịch tại xã đã tiết giảm chi chi phí cho người vay vốn, đồng thời phát huy dân chủ, giám sát xã hội, đảm bảo vốn tín dụng chính sách của Chính phủ được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng.

4/ Chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại phát sinh

Cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, NHCSXH đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra giám sát để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại phát sinh, đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các mặt nghiệp vụ.

5/Chú trọng tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội

Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội được chú trọng thực hiện với nhiều hình thức nhằm giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người nghèo và đối tượng chính sách hiểu rõ tín dụng chính sách xã hội, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

6/Thực hiện đúng Chiến lược phát triển NHCSXH

Trong năm 2019, NHCSXH cũng đã có những thành công quan trọng trên các mặt hoạt động khác theo đúng Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

7/Triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư

Năm 2019, NHCSXH đã tích cực tham mưu với các bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư, trong đó, trọng tâm là triển khai thực hiện sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW nhằm đánh giá kết quả đạt được và đề ra nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Theo đó, cấp ủy, chính quyền 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đúng tiến độ, nội dung theo kế hoạch.

Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội bằng việc chuyển nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đến 31/12/2019, nguồn vốn này đạt 15.443 tỷ đồng, tăng 3.634 tỷ đồng so với cuối năm 2018.

Theo NHCSXH, kết quả đạt được trong năm 2019 xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, nhất là đã ưu tiên việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo.

Góp phần cho thành công đó còn là nhờ vào việc NHCSXH đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu trúc của hệ thống chính trị ở nước ta. Vì vậy, bộ máy điều hành, hoạt động có hiệu quả, được các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đánh giá cao. 

Thanh Xuân