Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ngày 9/5, tại tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng cùng Đoàn công tác Ban Chỉ đạo kiểm tra tiến độ, tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4 thi công ước đạt hơn 85% so với hợp đồng đã ký kết, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra.
Tuy nhiên dự án đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Cụ thể, công tác thuê đất đối với phần diện tích còn lại khoảng 30,7 ha (đợt 2) chưa ký hợp đồng. Việc chậm thực hiện ký hợp đồng thuê đất sẽ dẫn tới ngân hàng và các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ dừng giải ngân, gây ảnh hường rất lớn tới tiên độ hoàn thành dự án. Cùng với đó, khó khăn do Tổng công ty Tín Nghĩa (đơn vị có vốn góp của Tỉnh ủy Đồng Nai) cản trở thi công.
Theo đại diện Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, từ tháng 11/2023, PV Power đã có văn bản gửi Tổng công ty Tín Nghĩa đề xuất được cắt đường số 4 (đoạn giao cắt đường dài khoảng 30m, rộng 20m) nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo để triên khai thi công tuyến kênh xả nước làm mát theo thiết kế đã được Bộ Công Thương thẩm định.
Tuy nhiên, Tổng công ty Tín Nghĩa không chấp thuận cho dự án được thi công cắt đường để gây sức ép buộc PV Power phải chấp nhận phí sử dụng hạ tầng do đơn vị này đề xuất. Đáng chú ý, về phí sử dụng hạ tầng tại Khu công nghiệp Ông Kèo, hai bên đã thống nhất và ký thòa thuận vào ngày 12/10/2021 đến nay vẫn còn hiệu lực. Nhưng Tổng công ty Tín Nghĩa đã yêu cầu đàm phán lại và đang đề xuất mức phí 100 USD/m2.
Trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty Tín Nghĩa, PV Povver và Tổng công ty Tín Nghĩa đang trao đổi để điều chỉnh thỏa thuận đã ký làm cơ sở đàm phán phí hạ tầng. Thực tế hiện nay, Tổng công ty Tín Nghĩa chưa hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp theo quy định, đặc biệt tại khu vực Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, Tổng công ty Tín Nghĩa cũng chưa đầu tư hạ tầng đường nội khu, hệ thống thoát nước, điện, nước phục vụ thi công… PV Power đã phải tự thực hiện việc san lấp mặt nhà máy, xây dựng hệ thông cung câp điện, nước thi công... với hiện trạng thực tế như vậy rất khó có cơ sở để xác định, thống nhất được phí hạ tầng theo mức mà Tổng công ty Tín Nghĩa yêu cầu.
PV Power đã nhiều lần báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai, Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về các khó khăn vướng mắc của dự án, cũng như có rất nhiều văn bản gửi Tổng công ty Tín Nghĩa. Tuy nhiên tới nay, đã gần 6 tháng mà Tổng công ty Tín Nghĩa vần không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho dự án được thi công cắt đường.
"Việc chậm hoàn thành hạng mục kênh xả nước làm mát sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ hoàn thành đưa dự án Nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 vào vận hành phát điện. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực trực tiếp tới việc đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triền kinh tế của quốc gia", đại diện PV Power nhấn mạnh.
Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khi Việt Nam bày tỏ: Chúng tôi tha thiết đề nghị các cơ quan của Nhà nước và tỉnh sớm xem xét, giải quyết vướng mắc đểdự án được hoàn thành đúng kế hoạch. Các cam kết, trao đổi trước đây cần phải được tôn trọng. Nếu bây giờ thay đổi thì sẽ dẫn đến thay đổi hiệu quả đầu tư cũng như giá thành sản xuất điện.
Về phía địa phương, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định: Kể từ cuối tháng 1/2024 đến nay, UBND tỉnh đã chủ trì ph4iên họp, đã ban hành 4 thông báo kết luận và 2 văn bản hỏa tốc xử lý các vấn đề có liên quan đến Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.
Thứ nhất, việc Công ty cổ phần Tín Nghĩa thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm cơ sở cho Tổng công ty Tín Nghĩa ký hợp đồng cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí thuê lại đất - diện tích đất này là Tín Nghĩa đã thỏa thuận bồi thường cho người dân. Do vậy, tỉnh Đồng Nai đề nghị Tổng công ty Điện lực Dầu khí làm việc trực tiếp với Tín Nghĩa để thuê lại. Thủ tục cấp đất thì sau khi thuê lại từ Tổng công ty Tín Nghĩa thì UBND tỉnh sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Điện lực - Dầu khí.
Thứ hai, đàm phán thu phí sử dụng hạ tầng tại khu công nghiệp giữa Công ty cổ phần Tổng công Tín Nghĩa và Tổng công ty Điện lực Dầu khí là nội dung giữa 2 doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự đàm phán, địa phương không can thiệp sâu.
Thứ ba, việc Tổng công ty Tín Nghĩa chưa chấp thuận cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí thi công cống hộp xả nước, làm máng lá trong cắt đường số 4, tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần làm việc cùng Tổng công ty Điện lực Dầu khí và Tổng công ty Tín Nghĩa. Hiện, Tổng công ty Tín Nghĩa đã cam kết là từ đây về sau, Điện lực - Dầu khí sẽ được thi công bình thường.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và theo kế hoạch của Ban chỉ đạo quốc gia về các dự án năng lượng trọng điểm, đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai. Đây là dự án nằm trong quy hoạch năng lượng quốc gia đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2019. Dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc cung ứng điện cho cả nước. Đặc biệt là nguồn điện nền cho các tỉnh vùng Đông Nam bộ.
Theo kế hoạch, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ phát điện thử nghiệm vào tháng 5/2024 và phát điện thương mại vào tháng 11/2024. Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ phát điện thử nghiệm vào tháng 11/2024 và phát điện thương mại vào tháng 5/2025.
"Dự án hiện đang chậm tiến độ, khối lượng công trình hiện đã thực hiện được 85% - tương đương khoảng 30.000 tỷ được giải ngân với mức lãi suất trung bình khoảng 8%/năm thì mỗi ngày sẽ mất khoảng 6-7 tỷ đồng tiền lãi và tỉnh Đồng Nai sẽ mất khoảng 6 - 6,5 tỷ tiền thu từ nguồn phát điện... Như vậy, dự án chậm ngày nào thì thiệt hại tính được mỗi ngày mất khoảng 12 - 13 tỷ đồng.
Chưa kể đến những thiệt hại không tính được, đó là thiếu nguồn điện cho cả nước nói chung và khu vực nói riêng; ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Nếu tiếp tục chậm tiến độ khiến nguy cơ đổ vỡ dự án là vô cùng lớn. Bởi nếu thủ tục đất đai không được giải quyết thì không nhà tài trợ vốn nào có thể tài trợ nữa, chưa kể phải chủ đầu tư sẽ phải chịu phạt của các các nhà thầu vì cam kết mà không thực hiện được", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.
Đối với 3 nhóm khó khăn mà tỉnh Đồng Nai vừa nêu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá: Hiện nay, 2/3 vấn đề đã được giải quyết. Vấn đề duy nhất còn lại là mặt bằng và thủ tục đất đai, thuộc thẩm quyền của tỉnh Đồng Nai.
Về vấn đề hợp đồng mua bán điện và hợp đồng mua bán khí, Bộ trưởng nhìn nhận: Đáng lẽ chỉ 2 bên thỏa thuận nhưng theo quy định hiện hành rất khó thỏa thuận vì giá điện khí bao giờ cũng cao hơn so với các nguồn khác. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn toàn có quyền dựa vào mặt bằng giá trong từng thời điểm để đưa ra thỏa thuận. Tuy nhiên, sản xuất điện khác các mặt hàng khác nên hướng này đã được Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ.
"Về việc giải tỏa công suất của nhà máy thuộc thẩm quyền trách nhiệm của EVN và rất cần sự phối hợp của tỉnh Đồng Nai. Mấu chốt bây giờ là thủ tục và hợp đồng thuê đất của dự án này bởi không có hợp đồng thuê đất thì các bên liên quan sẽ dừng cấp", Bộ trưởng nói.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị: UBND tỉnh Đồng Nai và các bên liên quan tạo điều kiện để PV Power triển khai tiếp các hạng mục còn lại đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai và các bên liên quan tiếp tục hỗ trợ cho EVN triển khai 2 tuyến truyền tải 500 kV cho cả cột thứ 15 và cả toàn bộ đường truyền tải 500 kV để giải tỏa công suất của 2 nhà máy này. Đồng thời, địa phương tiếp tục xem xét xử lý vấn đề pháp lý liên quan đến giao đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giao đất.
"Đề nghị tỉnh Đồng Nai từ nay đến hết tháng 5/2024 hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho PV Power để đảm bảo đủ căn cứ pháp lý cho dự án tiếp tục được duy trì. Các công việc tiếp theo, Bộ Công Thương mong các đồng chí trong Ban chỉ đạo ủng hộ cho hai bên Tín Nghĩa và PV Power thực hiện dự án", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 27/02/2019, địa điểm xây dựng tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, giao UBND tỉnh Đồng Nai cập nhật nhu cầu sử dụng đất của Dự án vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Đồng Nai được Chính phủ phê duyệt tại Nghị Quyết số 74/NQ-CP ngày 9/8/2017, phối hợp chặt chẽ với PV Power trong quá trình thực hiện dự án.
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 nằm trong Danh mục và tiến độ các dự án nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tại Bảng 1, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và Bảng 2, Phụ lục III của Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ban hành kèm theo Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 cũng nằm trong Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng được ban hành kèm theo Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 02/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ nhưng không phải dự án Quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
Phan Trang