• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều đóng góp cụ thể, thiết thực cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(Chinhphu.vn) – Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao và thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung của dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đồng thời phân tích, làm rõ, góp ý thêm nhiều nội dung cụ thể, thiết thực.

27/05/2024 18:04
Nhiều đóng góp cụ thể, thiết thực cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 27/5, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cảm ơn các ý kiến đại biểu phát biểu tâm huyết, đóng góp nhiều nội dung quan trọng; cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp thu tối đa các ý kiến, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ trưởng khẳng định, Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam còn rất non trẻ (mới 29 năm) trong khi các quốc gia trên thế giới, chính sách này đã được triển khai vài trăm năm. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có 8/9 loại hình bảo hiểm xã hội, cơ bản phát triển tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ trưởng khẳng định, chính sách bảo hiểm xã hội được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương và được sự ủng hộ của người dân, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó là sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của hệ thống bảo hiểm xã hội.

Chỉ lựa chọn một trong hai phương án nhận bảo hiểm một lần

Về một số nội dung đại biểu quan tâm liên quan đến quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và cũng là vấn đề phức tạp nhất. Trên cơ sở Nghị quyết 28 của Trung ương với mục tiêu thực hiện được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của đất nước để khi người già về hưu đều có lương, có bảo hiểm y tế. Cùng với đó cũng phải quan tâm đến đời sống thực tế của người lao động, vì nguyện vọng của một bộ phận người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội.

Với các mục tiêu vừa phân tích, Chính phủ đã đưa ra hai phương án (qua nhiều lần tham vấn các tổ chức quốc tế, tổ chức các hội thảo, hội nghị), đến ngày 25/5 vừa qua, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về nội dung này và thấy rằng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự thảo luật.

Qua nghiên cứu các ý kiến đề xuất, cũng tính toán đến tích hợp hai phương án như một số đại biểu phân tích, theo đó người đang đóng được hưởng tiếp như phương án 1; người đóng sau này thì hưởng theo phương án 2.

Tuy nhiên, sau khi xem xét, các chuyên gia đánh giá và thấy rằng, nếu cộng hai phương án thì cộng nhược điểm nhiều hơn là cộng ưu điểm. Chính vì vậy, Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội đề nghị cho lựa chọn một trong hai phương án Chính phủ trình.

Hơn nữa, từ Kỳ họp thứ 6 đến nay, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã lấy ý kiến tác động rộng rãi, trong đó qua báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút bảo hiểm một lần, tuyệt đại bộ phận ý kiến đều chọn phương án 1, rất ít người đề xuất phương án 2. Bộ trưởng cũng tán thành với ý kiến đại biểu cho rằng, cùng với việc có chính sách hạn chế cho rút bảo hiểm xã hội một lần, chúng ta có nhiều giải pháp trong đó có các chính sách hỗ trợ người lao động.

Nhiều đóng góp cụ thể, thiết thực cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)- Ảnh 2.

Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao và thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Nhiều chính sách ưu việt, tăng quyền lợi cho người lao động

Vấn đề thứ hai liên quan đến ý kiến đề xuất tăng các chính sách về thai sản, ốm đau... rất phù hợp, xác đáng, đúng với thực tế, đúng với nhu cầu và cần phải ghi nhận. Tuy nhiên, ngay trong quá trình soạn thảo dự thảo luật, chúng ta đã đưa ra rất nhiều chính sách tân tiến, ưu việt hơn, nhiều chính sách tốt hơn so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Nếu tiếp tục tăng quỹ ốm đau thai sản thì ngân sách hiện nay chưa thể đảm bảo, do vậy trong giai đoạn trước mắt cần đảm bảo hài hòa giữa chính sách, quyền lợi với khả năng cân đối của quỹ, giữa khả năng chi và thu.

Giải trình nội dung liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ trưởng cho biết Nghị quyết 28 nêu rõ, phấn đấu tới tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân, đa tầng. Nghị quyết 42 cũng nêu đến năm 2030 đạt độ bao phủ là 60% nên việc mở rộng bảo hiểm xã hội là tất yếu. Bộ trưởng nêu rõ, những đối tượng nào đã rõ, đã đủ điều kiện, chúng ta quy định ngay trong luật này. Đối với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, qua lấy ý kiến cho thấy, tham gia bảo hiểm bắt buộc là phù hợp; hơn nữa, trên thị trường lao động linh hoạt, chuyển biến nhanh, một người có nhiều quan hệ lao động khác nhau.

Nhiều đóng góp cụ thể, thiết thực cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)- Ảnh 3.

Các đại biểu đã đóng góp cụ thể, thiết thực cho dự thảo Luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đóng góp cụ thể, thiết thực cho dự thảo Luật

Kết luận nội dung phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đã có 55 ý kiến ĐBQH phát biểu, trong đó có 2 ý kiến tranh luận. Không khí thảo luận sôi nổi, dân chủ, các đại biểu phát biểu thẳng thắn, sâu sắc, cụ thể, thể hiện trí tuệ và trách nhiệm cao.

Về cơ bản, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao và thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung của dự thảo Luật, đồng thời phân tích, làm rõ, góp ý thêm nhiều nội dung cụ thể, thiết thực cả về nội dung mang tính quan điểm, nguyên tắc, cơ chế pháp lý cả về chi tiết, từng điều khoản, quy định cụ thể của dự thảo.

Nhiều đại biểu góp ý cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp và cũng có nhiều đại biểu không chỉ góp ý để hoàn chỉnh dự thảo Luật mà còn góp ý nhiều ý kiến thiết thực để hoàn thiện đồng bộ các chính sách, pháp luật có liên quan.

Để bảo đảm tính khả thi của dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt cho Cơ quan chủ trì hội thảo và Cơ quan chủ trì thẩm tra đã báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được nhiều vị đại biểu Quốc hội quan tâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương tổ chức tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận, tranh luận của đại biểu, gửi đến các cơ quan có liên quan và báo cáo lại các vị đại biểu Quốc hội để các cơ quan nghiên cứu tiếp thu, giải trình một cách đầy đủ, thuyết phục.

Đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau, chưa có sự đồng thuận cao, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thận trọng, cân nhắc và phối hợp với Chính phủ quyết định việc gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội để lựa chọn phương án, làm cơ sở tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật với trách nhiệm cao nhất và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trong thời gian giữa hai đợt của Kỳ họp trước khi hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét.

Căn cứ ý kiến đại biểu Quốc hội với chất lượng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội việc xem xét thông qua dự thảo Luật hay không thông qua vào giai đoạn sau của Kỳ họp này. 

Thu Cúc