• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều dư địa cho hợp tác doanh nghiệp Việt Nam-Hoa Kỳ

(Chinhphu.vn) – Nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% trong một năm thì tới năm 2045, GDP Việt Nam sẽ vượt mức 1.500 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam sẽ có vị thế mới trong nền kinh tế thế giới. Tương lai này cho thấy hợp tác kinh doanh, đầu tư giữa các doanh nghiệp (DN) Việt Nam và Hoa Kỳ có rất nhiều dư địa và cơ hội để phát triển.

31/10/2023 12:00
Nhiều dư địa cho hợp tác doanh nghiệp Việt Nam-Hoa Kỳ - Ảnh 1.

Các đại biểu trao đổi tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 6 - Ảnh: VGP/HT

Đây là ý kiến của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 6 do VCCI, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington tổ chức ngày 31/10.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định: DN hai nước đặc biệt ghi nhận cam kết ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ trong thúc đẩy kinh tế thương mại song phương, nhất là trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Nền kinh tế của Việt Nam từ khi đổi mới cho đến nay GDP đã tăng 50 lần. Việt Nam được xếp vào hàng 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu. Năm 2022 Việt Nam đứng thứ 37 thế giới về GDP. Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có quy mô thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới, khoảng 730 tỷ USD trong năm 2022..

Với tầm nhìn Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta có thể trông đợi quy mô kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 1.000 tỷ USD trong vòng 20 năm tới.

"Nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế từ 6%-6,5% trong một năm trong giai đoạn sắp tới thì tới năm 2045, theo tính toán GDP của Việt Nam sẽ vượt mức 1.500 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam sẽ có vị thế mới trong nền kinh tế thế giới. Tương lai này cho thấy hợp tác kinh doanh, đầu tư giữa các DN Việt Nam và Hoa Kỳ có rất nhiều dư địa và cơ hội tuyệt với để tăng trưởng và phát triển", Chủ tịch VCCI nhìn nhận.

Tuy nhiên, theo đại diện VCCI, với tình hình thế giới ngày nay biến động nhanh, phức tạp với nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, lạm phát và nợ công tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, phục hồi kinh tế chậm còn tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế; an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và các vấn đề căng thẳng địa chính trị khu vực, toàn cầu vẫn tiếp tục là những vấn đề cấp bách. Những thách thức này ảnh hưởng lớn đến cộng đồng DN thế giới trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ.

Lãnh đạo VCCI cho rằng, để tận dụng các cơ hội và ứng phó với các thách thức, DN hai nước càng cần có sự chủ động, sáng tạo và gắn kết hơn nữa để vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ của cách mạng công nghệ số, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong những dư địa hai bên còn rất nhiều tiềm năng hợp tác, đầu tư như cơ sở hạ tầng, hàng không, năng lượng sạch và bền vững, chế tạo – chế biến, sản xuất chíp bán dẫn, chuyển đổi số, y tế, dược phẩm...

Đại diện VCCI khẳng định sẽ nỗ lực hỗ trợ DN Việt Nam đẩy mạnh hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện và là cầu nối giúp các DN Hoa Kỳ để kinh doanh và đầu tư hiệu quả tại Việt Nam, tiếp tục đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, bà Gina Raimondo cho rằng: Hai nước đang có những cơ hội chưa từng có để thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia.

Chủ tịch AmCham, ông John Rockhold nhận định: Với việc nâng cấp quan hệ gần đây, có thể thấy đây là một thời điểm quan trọng và cơ hội tuyệt vời để hợp tác hoàn thiện khung chính sách và cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư mới và giúp các nhà đầu tư và DN hiện tại phát triển. 

Những sáng kiến, đề xuất trong các lĩnh vực then chốt được thảo luận tại Hội nghị sẽ giúp cải thiện điều kiện kinh doanh, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân, đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội, và thúc đẩy sự thịnh vượng của Việt Nam.

Giám đốc Điều hành khu vực Đông Nam Á, AmCham, ông John Goyer, chia sẻ: Chuyến thăm Việt Nam gần đây của Tổng thống Biden và việc nâng cấp quan hệ song phương thành quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện là một bước ngoặt lịch sử.

"Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến một đà phát triển chưa từng thấy trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cộng đồng DN của cả hai quốc gia có trách nhiệm tận dụng đà phát triển này để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư hai chiều lên một tầm cao mới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính phủ hai nước để vượt qua thách thức và trở ngại hiện có", ông John Goyer nói.

Thống kê cho thấy, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Việt Nam đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ và mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia dự kiến sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. 

Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu của Hoa Kỳ. Đồng thời, các công ty và nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình đối mới và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh năm nay tập trung thảo luận các mục tiêu ưu tiên của Việt Nam như loại bỏ các rào cản trong việc huy động nguồn lực phục vụ sản xuất và kinh doanh; đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đảm bảo khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và sự đổi mới trong ngành y tế; khai thông tiềm năng của nền kinh tế số; nâng cấp từ thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên thành thị trường mới nổi; thúc đẩy đầu tư bền vững và tích hợp chuỗi cung ứng, chuẩn bị cho cơ hội cho ngành bán dẫn tại Việt Nam.

Anh Minh