• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều hoạt động tri ân các vị vua triều Trần tại lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình

(Chinhphu.vn) - Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra trong 5 ngày (từ 13 đến 17 tháng Giêng năm Quý Mão) tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, thỉnh Thái Bình). Tại đây, Ban Tổ chức sẽ tổ chức nhiều hoạt động truyền thống để tưởng nhớ công đức của các vị vua triều Trần.

27/01/2023 15:58
Nhiều hoạt động tri ân các vị vua triều Trần tại Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình - Ảnh 1.

Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình và thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi dịp đầu Xuân mới.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức lễ hội cho biết, dưới sự chủ trì và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, lễ hội đền Trần năm nay sẽ được tổ chức quy mô hơn, chu đáo, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng-Hưng Hà.

Cụ thể, phần lễ gồm có các hoạt động: Dâng hương tại lăng mộ các vua Trần, tế mở cửa đền, lễ dâng cặp bánh kỷ lục Việt Nam tại đền thờ các vua Trần, lễ rước thủy và rước bộ, lễ bái yết, trình diễn thư pháp 2 câu thơ của vua Trần Nhân Tông.

Phần hộidiễn ra với các nội dung, như thi cỗ cá, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi kéo lửa nấu cơm cần, giải võ cổ truyền tỉnh Thái Bình, triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật tỉnh Thái Bình mừng Đảng, mừng Xuân, giải kéo co huyện Hưng Hà, liên hoan văn nghệ quần chúng huyện Hưng Hà, Ngày Thơ Việt Nam…

Lễ khai mạc lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra từ 20h10 đến 22h10 ngày 3/2 (tức ngày 13 tháng Giêng Quý Mão). Điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc mang tên "Hào khí Đông A", gồm 2 phần: Phần 1 với chủ đề "Âm vang Thái Bình" với các ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ, về Thái Bình; phần 2 với chủ đề "Khát vọng mùa Xuân – Bừng sáng tương lai", gồm các màn nghệ thuật sôi động với các ca khúc về Tết, mùa Xuân và đất nước.

Đặc biệt, trong lễ khai mạc, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng vinh danh kỷ lục cặp bánh Bảo Hưng lớn nhất Việt Nam. Với trọng lượng 200 kg mỗi chiếc, được đặt trên kệ gỗ có bánh xe, cặp bánh Bảo Hưng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là sản phẩm phá kỷ lục Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Cặp bánh được Ban Tổ chức dâng tưởng niệm các vị vua triều Trần từ ngày 3 hết ngày 5/2 tại đền Trần Thái Bình.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo của Ban Tổ chức hứa hẹn một mùa lễ hội thành công, mang đậm dấu ấn về mảnh đất và con người Thái Bình giàu truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng.

Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014.

Cũng trong năm 2014, Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

 D.Anh