• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều khó khăn khi di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1

Ban Chỉ đạo chuyển đổi công năng khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 (Đồng Nai) do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái làm Trưởng ban vừa làm việc với hơn 70 doanh nghiệp (DN) để ghi nhận và giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến chủ trương này.

07/01/2011 15:00

Tổng Công ty Sonadezi, đơn vị thực hiện đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, cho biết việc chuyển đổi công năng sẽ chia thành ba giai đoạn, bắt đầu từ năm 2011 và hoàn tất vào năm 2022. Tỉnh Đồng Nai sẽ xây dựng KCN Giang Điền tại huyện Trảng Bom để tiếp nhận các DN di dời từ KCN Biên Hòa 1. Trường hợp DN không đồng ý di dời về KCN Giang Điền, sẽ được bố trí xây dựng nhà máy trong các cụm, KCN khác của tỉnh phù hợp với quy hoạch. Các DN khi di dời, ngoài chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, còn được chủ đầu tư hỗ trợ di chuyển, ổn định sản xuất và đời sống, tiền thuê đất, phí sử dụng hạ tầng…Tổng nguồn vốn thực hiện dự án gần 17.000 tỉ đồng.

Hầu hết DN đều ủng hộ chủ trương di dời, chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, nhưng DN đề nghị chủ đầu tư trả lời cụ thể về những chính sách đối với DN trong công tác đền bù, hỗ trợ di dời. Cụ thể, Công ty Hóa chất Biên Hòa có ba nhà máy tại KCN Biên Hòa 1, trong đó có một nhà máy vừa di dời từ quận Tân Bình, TP.HCM về. Do tính đặc thù của một công ty sản xuất hóa chất cơ bản, nên đi đến đâu, nhà máy cũng bị từ chối. Đối với Công ty Giấy Cogido, DN có nhu cầu sử dụng 4.000 - 5.000m3 nước mỗi ngày, nên đề nghị tỉnh bố trí vị trí hợp lý để thuận tiện trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.

Một số DN khác cho rằng, phần lớn tài sản cố định DN đã khấu hao xong, giá trị tài sản còn lại không đáng kể, vì vậy khoản bồi thường, hỗ trợ di dời không đủ để DN xây dựng nhà máy mới. Đó là chưa kể những khó khăn khi nhà máy phải ngưng hoạt động để di chuyển, lắp đặt máy móc thiết bị kéo dài đến vài năm; DN không có sản phẩm cung ứng cho khách hàng dẫn đến nguy cơ mất bạn hàng, mất thị trường. Hơn nữa, khi di dời về KCN Giang Điền hay các KCN khác, khoảng cách phải di chuyển xa thêm từ 20 - 60 km, khiến chi phí phát sinh; nguồn lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao có nguy cơ rơi rụng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái, KCN Giang Điền có vị trí thuận lợi vì nằm gần đường cao tốc và sân bay quốc tế Long Thành. Ban chỉ đạo sẽ ghi nhận những kiến nghị của DN để hoàn thiện đề án, đồng thời kiến nghị Chính Phủ, các bộ ngành trung ương những cơ chế chính sách đặc thù để DN không bị thiệt thòi khi di dời. Dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị là công trình lớn đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhằm chỉnh trang, nâng cấp cảnh quan đô thị thành phố Biên Hòa, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai.

Theo báo Đồng Nai