• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều khuất tất trong thực hiện Dự án Sân golf An Phú TP.HCM

Đã hơn 10 năm kể từ ngày có quyết định thực hiện dự án nhưng chưa ai nhìn thấy bóng dáng của sân golf An Phú, chỉ thấy biệt thự mọc lên như nấm. Tuy dự án triển khai chậm tiến độ nhưng chủ đầu tư vẫn "bình chân như vại"...

09/04/2011 15:18

Đã hơn 10 năm kể từ ngày có quyết định thực hiện dự án nhưng chưa ai nhìn thấy bóng dáng của sân golf An Phú, chỉ thấy biệt thự mọc lên như nấm. Tuy dự án triển khai chậm tiến độ nhưng chủ đầu tư vẫn "bình chân như vại"...

Càng chậm càng được ưu ái!

Vì tiến độ dự án chậm triển khai, cuối năm 2007, Sở KH&ĐT TP.HCM đã kiến nghị thu hồi đối với dự án này. Trong Văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.HCM, Giám đốc Sở KH&ĐT khẳng định: "Qua 7 năm triển khai, SDI chỉ bồi thường được 7% diện tích đất. Giá đất nông nghiệp năm 2000 khu vực dự án là 2 - 3 triệu đồng/m2 nên số tiền đến bù cho người dân có đất bị thu hồi là gần 3.000 tỷ đồng. Trong khi quy mô vốn đầu tư của dự án là hơn 147 tỷ đồng thì mức giá đền bù đất tăng cao như vậy sẽ làm dự án sân golf An Phú không khả thi và chủ đầu tư sẽ không thực hiện dự án. Căn cứ khoản 12, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 thì dự án sân golf phải thu hồi".

Ngay sau đó, ngày 21/12/2007, Giám đốc Sở TN&MT cũng có Văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị cho thẩm tra năng lực của SDI, nếu không đủ năng lực thì nên thu hồi.

Thế nhưng, những kiến nghị trên đã không được lưu ý đúng mức, thậm chí sau một năm tiến hành kiểm tra toàn bộ sân golf trên địa bàn TP.HCM, chỉ có một sân golf bị thu hồi giấy phép. Trong khi đó, dù triển khai một cách chậm chạp nhưng sân golf An Phú vẫn nguyên vẹn.

Liên quan đến dự án sân golf An Phú, cuối năm 2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đã từng đề nghị cần kiểm tra toàn diện dự án và có biện pháp giải quyết việc khiếu nại gay gắt của người dân bị thu hồi đất tại dự án sân golf có tiến độ "rùa bò" này. Nhưng không hiểu sao kết quả của mỗi lần thanh, kiểm tra lại rất khác nhau. Cụ thể, tháng 3/2009 Báo cáo 134/TB-VP của HĐND và UBND TP.HCM cho biết dự án mới chỉ giải phóng mặt bằng được 57,56% diện tích đất dự án. Nhưng 7 tháng sau, tiến độ dự án đã "vọt" lên tới 78,17% (thể hiện trong báo cáo kết luận kiểm tra về việc thực hiện Dự án Sân golf An Phú của Sở TN&MT tháng 10/2009).

Cuối năm 2010, UBND TP.HCM lại có Báo cáo 114/BC-UBND về tình hình quản lý Nhà nước các dự án sân golf trên địa bàn TP cho rằng: "Phần lớn diện tích đất Dự án Sân golf An Phú là đất nông nghiệp nhiễm phèn nặng, hoang hóa trong nhiều năm...". Nhưng trên thực tế, theo phương án đền bù được UBND quận 2 xây dựng từ năm 2003, thì hầu hết là đất nông nghiệp do các hộ cá nhân đang sử dụng. Trong đó, đất trồng cây hàng năm gần 70 ha; đất trồng lúa lâu năm gần 3,8 ha. Vậy đâu là sự thật?

Nếu theo Quyết định 1946/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/11/1009, thì Dự án Sân golf An Phú vi phạm khá nhiều điểm. Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không được sử dụng đất lúa, đất mầu, đất thuộc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị để xây dựng sân golf, thì Dự án Sân golf An Phú lại chiếm hầu hết là đất nông nghiệp trồng lúa và có vị trí "vàng" là trung tâm đô thị của quận 2. Thêm vào đó, Thủ tướng nêu rõ, thời hạn thực hiện đầu tư một dự án sân golf không quá 4 năm kể từ khi được cấp phép nhưng đến nay, dự án Sân golf An Phú đã triển khai đến 10 năm mà vẫn chưa xong khâu đền bù. Ngoài ra, theo Quyết định của Thủ tướng, không được sử dụng đất đã cấp cho làm sân golf xây dựng nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng. Thế nhưng trong dự án này lại dành 22 ha đất để làm khu ở trong đócó 164 căn biệt thự, 29 căn nhà liền kề và 132 căn chung cư.
Khu đô thị "núp bóng" sân golf?

Theo Quyết định số 57/QĐ/TTg, ngày 12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ giao 137,44 ha đất cho SDI đầu tư xây dựng sân golf An Phú gồm 100,44 ha, nhà ở 22 ha và khu tái định cư là 15 ha. Sau đó, trong Công văn số 329 của UBND TP.HCM gửi Công ty TNHH Thiên Hải (công ty mẹ của SDI) đã quy định ngoài khu sân golf, chủ đầu tư được xây dựng không quá 50 biệt thự trong phần diện tích 22 ha. Theo Quyết định này, UBND TP.HCM phải có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng đất, kiến trúc xây dựng và bảo vệ môi trường theo đúng quy định hiện hành.

Nhưng ngay sau đó Công ty SDI có Công văn đề nghị UBND TP.HCM cho điều chỉnh số lượng biệt thự trong dự án từ 50 căn lên thành 100 căn. Việc này đã được UBND TP.HCM chấp thuận vào thời điểm tháng 5/2001. Đến tháng 4/2006, đơn vị này tiếp tục xin tăng lên 193 căn biệt thự và căn hộ liền kề vườn cao cấp (?!)

Cuối tháng 5/2006, SDI đề nghị quy hoạch chi tiết khu dự án 22 ha. Cụ thể, thay vì 193 căn biệt thự như đề xuất, Công ty rút lại còn 164 căn (với diện tích từ 600 - 2.000 m2/căn, 1 - 2 tầng), nhưng nhà liền kề sân vườn lại tăng lên 29 căn (200m2/căn, 3 tầng) cùng với một khu căn hộ cao 12 tầng (132 căn). Ngoài ra trong 112,5 ha sân golf được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 còn xây dựng cả khách sạn cao 14 tầng với 400 phòng nghỉ, khu spa với diện tích xây dựng hơn 4.000 m2.

Đến tháng 4/2007, kiến nghị này được Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM trình UBND TP xem xét và ngày 8/1/2008, Văn phòng HĐND và UBND TP ra thông báo chấp thuận phương án đề xuất điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và quy mô dân số tại khu 22 ha nêu trên. Như vậy, từ một dự án cơ bản là sân golf, nay dự án đã biến thành một khu đô thị có quy mô tầm cỡ. Nếu tính theo giá đất bồi thường của những dự án bên cạnh thấp nhất là 5,5 triệu đồng/m2, thì với diện tích được giao, SDI sẽ có trong tay nhiều nghìn tỷ đồng, gấp vài chục lần so với tổng vốn đầu tư dự án được phê duyệt năm 2000.

Trước sự ì ạch của Dự án Sân golf An Phú, nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư 137 ha nằm ngay trung tâm TP là quá lãng phí đất vì sân golf chỉ phục vụ một bộ phận nhỏ người có đời sống cao, cộng đồng dân cư không hề được hưởng lợi. Trong khi đó, các dự án ưu tiên cho xã hội, như công viên, trường học, bệnh viện... ở TP.HCM vẫn thiếu trầm trọng.

Trần Quyết