• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều mô hình phát triển du lịch trách nhiệm tại miền Trung

(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, du lịch có trách nhiệm đã được các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp lồng ghép trong các loại hình du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên, thu hút cộng đồng tham gia để cùng chia sẻ lợi ích.

29/09/2015 19:40
Hội thảo “Phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững”. Ảnh: VGP/Thế Phong

Ngày 29/9, tỉnh Quảng Nam phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Báo Lao Động tổ chức hội thảo “Phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững”.

Thời gian qua, du lịch có trách nhiệm đã được các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp (DN) du lịch lồng ghép trong các loại hình du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên, thu hút cộng đồng tham gia để cùng chia sẻ lợi ích.

Với lợi thế về di sản văn hóa, du lịch và được sự hỗ trợ của các tổ chức UNESCO, ILO… Quảng Nam là địa phương sớm phát triển các loại hình du lịch trách nhiệm và bước đầu đã có những sáng kiến, mô hình du lịch mang tính bền vững.

Điển hình là làng du lịch cộng đồng Bhờ Hôồng và Đhrôồng (huyện miền núi Đông Giang) thuộc Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” do Chính phủ Luxembourg tài trợ và ILO cùng tỉnh Quảng Nam thực hiện từ tháng 6/2011.

Đến với làng Bhờ Hôồng và Đhrôồng, du khách có thể ở lại qua đêm tại bản làng, trải nghiệm các hoạt động và dịch vụ như homestay, lưu trú tại nhà cộng đồng của làng, hướng dẫn viên du lịch người địa phương, đồ ăn, hàng dệt thổ cẩm, mây tre đan, các tour đi bộ trong rừng, thăm suối nước nóng, biểu diễn nghệ thuật truyền thống…

Bên cạnh phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng, Quảng Nam còn chú trọng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ - một trong những hoạt động cụ thể phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững tại địa phương.

Quảng Nam cũng là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng và triển khai con dấu xác thực “Crafted in Quảng Nam” dành cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Thông, đại diện Sở Công Thương Quảng Nam cho biết, sự ra đời con dấu chứng minh nguồn gốc của món quà lưu niệm nhằm giúp du khách chọn đúng sản phẩm sản xuất tại Quảng Nam.

Con dấu xác thực được sử dụng sẽ mang tính chân thực của sản phẩm đến với du khách. Đây là điều rất quan trọng tại các khu di sản thế giới.

Con dấu cũng giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh đến với khách du lịch, qua đó sẽ thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ của Quảng Nam ngày càng phát triển, tạo thêm việc làm cho lao động, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương.

Còn tại Thừa Thiên-Huế, bước đầu đã có một số dự án du lịch trách nhiệm và bền vững do các tổ chức quốc tế hỗ trợ với mục tiêu thúc đẩy, quảng bá phát triển du lịch cộng đồng, phát triển điểm đến du lịch sinh thái làng quê Thanh Toàn, tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối A Lưới với miền núi phía tây của tỉnh Quảng Nam; phát triển năng lực và nguồn nhân lực tại địa phương thông qua đào tạo hỗ trợ phát triển du lịch bền vững.

Đặc biệt, các đơn vị du lịch hoạt động ở Thừa Thiên-Huế đã xây dựng một số ý tưởng như: Sáng kiến phát triển tour du lịch có trách nhiệm tại Thừa Thiên-Huế; tạo dựng sản phẩm du lịch mới - du lịch kết hợp từ thiện ở Huế; hay ý tưởng hỗ trợ cộng đồng của doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch gắn với thực hành và trách nhiệm…

Các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch cho rằng, việc đẩy mạnh phát triển, nhân rộng các mô hình, ý tưởng du lịch trách nhiệm sẽ làm phong phú thêm các tour, tuyến gắn với thiên nhiên, gắn với cộng đồng, đồng thời khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân và du khách, tạo ra sự bền vững trong phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho cộng đồng.

Thế Phong