• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều nước lo ngại với thịt nhập khẩu từ Brazil

(Chinhphu.vn) - Sau vụ bê bối thịt kém chất lượng được phát hiện ở Brazil, một số nước đã ngừng nhập khẩu hoặc đưa ra khuyến cáo tăng cường việc giám sát việc nhập khẩu thịt của nước Nam Mỹ này.

21/03/2017 09:55

Vụ bê bối thịt kém chất lượng tại Brazil được báo chí đưa tin từ ngày 18/3 sau khi cảnh sát nước này thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ trong việc cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, không đạt chất lượng để tuồn ra thị trường tiêu thụ và cả việc cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm các sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.

Thông tin trên đã khiến nhiều nước lo ngại.

Giới chức Trung Quốc đã quyết định đình chỉ ngay lập tức việc nhập khẩu thịt từ Brazil nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Trong khi đó, các nhà chức trách Hàn Quốc cấm nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gà của Tập đoàn BRF (tập đoàn sản xuất gia cầm lớn thứ 2 thế giới) do bị cáo buộc có liên quan tới vụ bê bối nói trên. 80% lượng thịt gà nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2016 là Brazil, trong đó một nửa do BRF cung cấp.

Trong một động thái tương tự, Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu các nước thành viên tăng cường giám sát việc nhập khẩu sản phẩm liên quan từ Brazil. Đại sứ Liên minh châu Âu tại Brazil  đề nghị Chính phủ Brazil cung cấp các bằng chứng và thông tin toàn diện liên quan đến vụ việc này.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 20/3, đại diện Hiệp hội Ngoại thương Brazil thừa nhận vụ bê bối thịt bẩn tại nước này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hình ảnh quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới và sẽ rất khó khăn để lấy lại uy tín.

Brazil là nước xuất khẩu thịt bò, thịt gia cầm số 1 thế giới và đứng thứ 4 về xuất khẩu thịt lợn. Nước này có khoảng 4.000 nhà máy giết mổ và sản xuất thịt. Các sản phẩm thịt của Brazil được xuất khẩu tới 150 nước, trong đó có nhiều thị trường lớn như Saudi Arabia, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Nga, Hà Lan và Italy.

Vụ bê bối xảy ra đúng lúc Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) mà Brazil là thành viên, đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). EU là thị trường xuất khẩu thịt số một của nước Nam Mỹ. Vì vậy, chính quyền Brazil đang nỗ lực giải quyết vụ việc nhằm trấn an và lấy lại niềm tin thị trường.

Chính phủ Brazil khẳng định chất lượng sản phẩm thịt của nước này vẫn được bảo đảm và các nhà máy giết mổ, sản xuất thịt phục vụ xuất khẩu sẵn sàng mở cửa nếu các nước nhập khẩu muốn tiến hành kiểm định.

Liên quan đến vụ bê bối ngày 18/3, cảnh sát Brazil thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm không đạt chất lượng để đưa ra thị trường tiêu thụ. Một nhà máy giết mổ gà thuộc Tập đoàn đa quốc gia BRF và hai nhà máy sản xuất xúc xích đã buộc phải đóng cửa. 21 nhà máy đang bị điều tra và 33 nhân viên Bộ Nông nghiệp bị tình nghi dính líu tới đường dây nhận hối lộ này đã bị tạm giam để phục vụ điều tra.

Cảnh sát cho biết các cơ sở sản xuất đã sử dụng những chất gây ung thư để làm sản phẩm có màu đẹp và mùi thơm. Tập đoàn BRF, với các sản phẩm thịt mang thương hiệu Sadia, Perdigao và Tập đoàn JBS - với các thương hiệu như Big Frango, Seara Alimentos và Swift đang bị điều tra.

Thanh Phương (tổng hợp)