• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều thanh niên nông thôn vươn lên làm giầu từ nguồn vốn ưu đãi

(Chinhphu.vn) - Nhờ chính sách ưu đãi của Chính phủ, trong những năm qua, hàng triệu đoàn viên thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã được tiếp cận nguồn vốn chính sách để lập thân, lập nghiệp, không chỉ thoát nghèo mà nhiều người còn vươn lên làm giầu chính đáng.

30/05/2012 18:02

Nhiều bạn trẻ được vay vốn ưu đãi lập thân, lập nghiệp. Ảnh Chinhphu.vn

Đó là thông tin được ông Hà Văn Chung, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển Thanh niên nông thôn, Trung ương Đoàn chia sẻ với phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Ông Chung cho biết, hiện nay, Đoàn Thanh niên đang nhận ủy thác gần 10.000 tỷ đồng cho trên 667.090 hộ gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh xóa đói giảm nghèo. Một số khu vực đoàn nhận ủy thác có số vốn cho vay cao là miền núi Tây Bắc bộ (1.361,987 tỷ đồng), miền núi Đông Bắc bộ (1.119,106 tỷ đồng), Bắc Trung bộ (1.308,610 tỷ đồng)...

Đáng chú ý là qua chương trình này, hàng triệu thanh niên nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để lập thân lập nghiệp. Trong số đó, có người vay vốn ưu đãi để tiếp tục ước mơ học tập, có người đầu tư sản xuất, làm ăn thoát khỏi đói nghèo, nhiều người trong số đó đã vươn lên làm giầu chính đáng.

Chia sẻ với chúng tôi, đảng viên trẻ Phan Hồng Sơn (sinh năm 1982), ở Ấp 4, xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh, Đồng Tháp cho biết: xuất phát từ thực tế nhiều thanh niên nông thôn không có công ăn việc làm, mà nhu cầu cần lao động làm thợ hồ của địa phương để xây dựng nhà 167 (nhà chính sách cho hộ nghèo), cũng như các công trình dân sinh của địa phương lại rất nhiều. Thiết nghĩ nghề thợ hồ cũng không khó làm, người này có thể truyền kinh nghiệm cho người kia, nếu lập được một tổ hợp tác của thanh niên để triển khai xây dựng những công trình dân sinh sẽ vừa giải quyết được khó khăn trước mắt cho anh em, vừa giúp địa phương có nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nhà ở cho đối tượng chính sách.

Nhà 167 ở huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Từ ý tưởng đó, Sơn mạnh dạn đề xuất với UBND xã, rồi lại được sự tiếp sức của huyện đoàn, Tổ hợp tác xây dựng 167 xã Bình Hàng Trung đã được thành lập với 15 thành viên. Khởi nghiệp từ hai bài tay trắng, chưa có vốn làm ăn, huyện đoàn đã giúp anh em xây dựng đề án vay vốn từ Ngân hàng chính sách. Lúc đó, Ngân hàng đồng ý cho anh em vay 100 triệu đồng làm ăn, nhưng tính đi tính lại, Sơn chỉ vay 40 triệu đồng vốn ưu đãi đủ để đối ứng vật tư và đầu tư mua sắm trang thiết bị cần thiết như máy trộn, dụng cụ lao động.

Ngay sau khi thành lập, Tổ hợp tác 167 đã nhanh chóng ổn định đi vào hoạt động, chỉ trong vòng 9 tháng, tổ đã hoàn thành 22 căn nhà (chủ yếu là nhà tình nghĩa, nhà nhân ái) và một số công trình khác, với tổng doanh thu khoảng 830 triệu đồng. Đảm bảo thu nhập bình quân mỗi tháng của các thành viên trong tổ là gần 3 triệu đồng.

Hiện nay tổ đã có 27 thành viên, với nguồn vốn cổ phần trên 400 triệu đồng, tổ đảm bảo thu nhập cho anh em khoảng 4 triệu đồng/tháng, không những thế anh em còn được đóng bảo hiểm để yên tâm làm ăn, gắn bó với tổ.

Đặc biệt, dịp vừa qua, mô hình hoạt động của tổ đã được Tỉnh Đoàn Đồng Tháp chọn làm đội thanh niên xung kích xây dựng nông thôn mới. Ngay sau khi ra mắt, đội đã triển khai 1 số công trình xây dựng cầu, đường làm đẹp cho quê hương, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn.

Từ góc tiếp cận khác, bạn trẻ Chu Văn Nhất, người dân tộc Tày, sinh năm 1985, ở thôn Quan Nưa, xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn lại mạnh dạn vay 60 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách để phát triển kinh tế gia đình theo mô hình vườn – ao – chuồng – rừng.

Chu Văn Nhất đã làm giầu từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ

Sau nhiều khó khăn, với nỗ lực của bản thân và sự động viên của đoàn thể, từ một thanh niên nghèo, Nhất đã trở thành là ông chủ sở hữu 5ha rừng, 1ha cây ăn quả (mơ, ổi, quýt, bưởi,…) và rau màu.

Không những thế, Nhất còn đầu tư chăn nuôi trang trại, ao cá. Trung bình hàng năm, mô hình của Nhất cho thu lãi khoảng 120 triệu đồng và tạo việc làm cho 3 lao động gia đình.

Để giúp bà con thôn bản giải quyết đầu ra cho sản phẩm, Nhất vừa quyết định thành lập công ty kinh doanh lâm sản để giải quyết đầu ra cho bà con. Hiện nay, Công ty TTHH Thành Lợi Bắc Kạn của ông chủ 8X người dân tộc Tày giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động và nhiều lao động thời vụ khác.

Cũng như Phan Hồng Sơn, Chu Văn Nhất trong những năm qua, hàng triệu thanh niên nghèo trong cả nước đã được vay vốn lập thân, lập nghiệp, nhiều người thoát nghèo và vươn lên làm giầu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Con số gần 1/3 thanh niên nông thôn vừa được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Lương Đình Của có xuất phát điểm trong quá trình lập nghiệp từ nguồn vốn ưu đãi là minh chứng sống động cho hiệu quả của chủ trương này.

Đức Mạnh – Trần Thơm thực hiện

Tin liên quan:

>> Gần 7 triệu hộ được vay vốn qua hình thức ủy thác

>> Sinh viên vay vốn học tập hầu hết trả nợ đúng hạn

>> Sẽ gia hạn nợ cho HSSV ra trường chưa tìm được việc làm

>> Thêm 8.000 tỷ đồng cho 1 triệu HSSV nghèo vay vốn học tập

>> Vốn tín dụng ưu đãi - đòn bẩy của học sinh nghèo

>> Đề xuất mở rộng đối tượng được vay vốn ưu đãi

>> Không chỉ ưu đãi vốn vay cho người nghèo