• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty CP Gestech nêu một số khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp giải quyết.

15/07/2017 08:02
Công ty CP Gestech hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Sản phẩm của Công ty hỗ trợ cho các nhà máy nhiệt điện than nhằm tăng hiệu suất cháy cho lò hơi, giảm phát thải khí, chất thải rắn, giảm chi phí sản xuất.

Theo Công ty Gestech, khó khăn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường là các tiêu chuẩn môi trường khí thải, chất thải rắn không rõ ràng, không quy định trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Nhà nước trì trệ, bảo thủ, ngại áp dụng công nghệ mới.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến của doanh nghiệp, Công ty đề nghị cơ quan chức năng cần quy định rõ quy chuẩn môi trường buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ, quy định trách nhiệm và khuyến khích các chủ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đồng thời, minh bạch trong chi phí sản xuất, tránh yêu cầu, đòi hỏi chi phí không chính thức quá lớn cản trở các doanh nghiệp công nghệ; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nhằm giảm chi phí kinh doanh, giảm phát thải khí độc hại ra môi trường, giảm tro, xỉ chôn lấp sau sản xuất.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Áp dụng quy chuẩn môi trường bắt đầu từ doanh nghiệp

Đối với các quy chuẩn liên quan đến môi trường, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với công nghệ, hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… trong đó có thực hiện việc cấp các chứng nhận phù hợp, bao gồm: Chứng nhận hệ thống quản lý: ISO 9001 | ISO 22000 |  ISO 14001 | ISO 26000 | ISO 27001 | SA 8000 | OHSAS 18001; Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn (hợp chuẩn với TCVN và nước ngoài); Chứng nhận sản phẩm hợp quy (theo QCVN về kỹ thuật, môi trường…); Chứng nhận VietGAP (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản)…

Việc cấp giấy chứng nhận này được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm hàng hóa muốn cung cấp trên thị trường Việt Nam (trong đó có lĩnh vực môi trường) phải tuân thủ và tiến hành các thủ tục để được chứng nhận theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành, bảo đảm an toàn khi lưu hành và sử dụng.

Do đó, đối với việc quy định “quy chuẩn môi trường”, cơ bản đã có những hướng dẫn và quy định cụ thể. Tuy nhiên, việc áp dụng của các doanh nghiệp đòi hỏi phía doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc xin cấp phép và hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó, các cơ quan chịu trách nhiệm thanh kiểm tra cũng cần có các biện pháp tiền kiểm, hậu kiểm và hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về áp dụng quy chuẩn liên quan đến môi trường.

Việc khuyến khích các chủ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đã được rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước có chức năng về hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra trong nhiều văn bản như Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP... Tuy nhiên, việc lựa chọn và áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp và chính sách phát triển của doanh nghiệp quyết định.

Đã có quy định công khai thông tin của doanh nghiệp Nhà nước

Về minh bạch chi phí sản xuất, để bảo đảm sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 về việc công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Theo đó, các DNNN phải thực hiện công bố công khai các thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, báo cáo tài chính, lương thưởng hàng năm lên trang tin điện tử của doanh nghiệp, chủ sở hữu.

Việc minh bạch hóa và công bố công khai thông tin về hoạt động của DNNN bước đầu đã tạo cơ sở để Nhà nước giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp này, tránh các gian lận, sử dụng không hiệu quả, thất thoát, lãng phí các nguồn lực.

Đây là nỗ lực để tăng tính minh bạch và công bằng trong xã hội; bước đầu tăng cường lòng tin của nhân dân vào việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước.

Việc thực hiện công khai thông tin đã cải thiện trách nhiệm của DNNN trong việc minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư; tạo cơ sở dữ liệu ban đầu để các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng các chính sách điều hành kịp thời, hiệu quả.

Việc các thông tin công khai về hoạt động của các DNNN được Chính phủ quy định tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP được Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, đăng tải tại Cổng thông tin doanh nghiệp (http://www.business.gov.vn).

Việc quy định trách nhiệm và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ, đặc biệt là Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (nafosted.gov.vn), Quỹ Đổi mới Khoa học và Công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (smedf.gov.vn),… Vì vậy, đề nghị Công ty Gestech tiếp cận các Quỹ này để được hỗ trợ theo quy định.

5 giải pháp chính hỗ trợ doanh nghiệp

Đối với việc giảm chi phí kinh doanh và chi phí không chính thức, theo tinh thần tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp vào ngày 17/5/2017, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo tinh thần lấy năm 2017 là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Tiếp thu tinh thần chỉ đạo này, các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc với tinh thần cắt giảm chi phí không chính thức và cắt giảm cường độ thanh tra, kiểm tra.

Về kiến nghị cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nhằm giảm chi phí kinh doanh, giảm khí thải độc hại ra môi trường, vấn đề này đã được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tại Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ và các tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Thông tư số 19/2013/TT-BKHCN ngày 15/8/2013  và Thông tư 49/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 23/4/2014.

Đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khoa học công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó ghi rõ mục tiêu hàng năm có khoảng 30 – 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Trong đó, tập trung vào 5 giải pháp chính, gồm: Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Chinhphu.vn