• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhìn nhận đúng về chất lượng nông sản

(Chinhphu.vn) - Lý giải về những lo ngại về chất lượng nông sản hiện nay, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, thực tế thì sản xuất nông sản tương đối đảm bảo nhưng do không kiểm soát được khâu lưu thông trên thị trường nên chất lượng nông sản vẫn là mối lo lớn cho người tiêu dùng.

12/06/2015 17:01

Chất lượng nông sản đang bị hạn chế bởi khâu lưu thông. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nói về quản lý chất lượng các sản phẩm nguồn gốc nông, lâm thủy sản, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Chúng tôi coi đây là nhiệm vụ trọng tâm số một của toàn ngành NNPTNT”.

Bộ NN&PTNT đã xây dựng và ban hành 36 thông tư, 9 quy chuẩn, 20 tiêu chuẩn, 1 chỉ thị để tạo khung pháp lý thực hiện; triển khai hàng loạt những chương trình cùng với các địa phương... Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ trưởng Cao Đức Phát thì “nông sản nông dân tự sản xuất cho chính mình tương đối đảm bảo nhưng nông sản để lưu thông trên thị trường, đặc biệt vào các thành phố, khu công nghiệp trong một số trường hợp còn có ô nhiễm”.

Siết chặt quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản trong 5 tháng đầu năm vừa qua, Bộ NN&PTNT đã phát hiện được 6,8% có nhiễm chất kháng sinh vượt mức cho phép đối với thịt, đối với thủy sản là 1,24%, đối với rau là 5,4%.

Tuy nhiên Bộ trưởng lý giải: “Thường chúng ta chỉ nghe về những sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm nên một số người có cảm giác toàn bộ nông sản của chúng ta không an toàn, điều đó hoàn toàn không chính xác. Chúng ta xuất khẩu hơn 30 tỷ USD đến hơn 150 nước trên thế giới, trong đó có Nhật, Mỹ, EU là những nơi yêu cầu rất nghiêm ngặt nhưng vẫn được chấp nhận”.

Thực tế, việc giám sát chất lượng các sản phẩm nguồn gốc nông sản không chỉ ở phần xuất khẩu, hiện Bộ NN&PTNT đã đẩy mạnh giám sát kể cả tiêu dùng. Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ trước Quốc hội: “Đối với tôi, tôi luôn luôn chỉ đạo trong ngành, quan trọng nhất vẫn là sự an toàn và cuộc sống của 90 triệu người Việt Nam, chúng tôi chỉ đạo theo tinh thần đó.”.

Để nâng cao tính an toàn, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước hết là phổ biến cho nhân dân áp dụng các quy trình kỹ thuật đúng, tiếp đến là phát triển sản xuất theo chuỗi để có sự giám sát.

Cùng với việc tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm, vừa qua Bộ NN&PTNT đã ban hành một loạt các chỉ thị để thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, tới đây Bộ sẽ làm việc trực tiếp với các địa phương để thực thi các chỉ thị này.

Trước mắt, Bộ NN&PTNT sẽ có những chương trình  liên kết đặc biệt với TP Hà Nội, TPHCM để hình thành những chuỗi cung ứng nông sản sạch bởi hai thành phố này chiếm gần một nửa dân số đô thị ở nước ta.

Đỗ Hương