• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhớ ngày tiếp quản Thủ đô

(Chinhphu.vn) - “Chúng tôi thức suốt đêm, lâng lâng hạnh phúc khi thấy bà con và các bạn thanh niên say sưa biến những kho vật liệu cất giấu bí mật thành những chiếc cổng chào rực rỡ, biến những đường phố im lìm thành khung cảnh tưng bừng, tươi vui”.

09/10/2014 17:28
Đoàn quân giải phóng hành quân vào Thủ đô qua phố Hàng Đào. Ảnh tư liệu
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève, Đảng và Chính phủ ta hết sức khẩn trương lãnh đạo cách mạng bước vào thời kỳ mới hoà bình xây dựng đấu tranh thống nhất đất nước. Trước mắt là tiếp quản từ vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) trở ra, đặc biệt quan trọng là tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Đoàn đã kịp thời lập ngay đội thanh niên xung phong (TNXP), nhiệm vụ quan trọng lúc này là tiếp quản Thủ đô.

Bà Lê Thị Túy, cựu TNXP tiếp quản Thủ đô nhớ lại, lúc bấy giờ, hơn 300 đội viên được tuyển chọn cho đội này là học sinh cuối cấp THPT trong các trường Trung học kháng chiến, là cán bộ Đoàn, giỏi công tác xã hội, một số biết tiếng Pháp để có thể giao tiếp với sĩ quan và nhân viên người Pháp.

Bà Lê Thị Túy nhớ lại, nhiệm vụ của đội TNXP là hỗ trợ quân đội tiếp quản những cơ sở địch bàn giao lại. Những đội viên biết tiếng Pháp được quân đội trao cho giấy chứng nhân sĩ quan để tiện đi lại và giao dịch trong Thành phố.

Nhiệm vụ khác là tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu về chính sách tiếp quản của Đảng và Nhà nước ta vạch trần những luận điệu phản tuyên truyền của địch. Vận động thanh niên và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động sôi nổi đón bộ đội và Ban quân quản về tiếp quản Thủ đô.

Các đội viên chia thành các phân đội trên dưới 10 người len lỏi vào các gia đình, gõ cửa xin phép được trò chuyện, tự giới thiệu là TNXP đến để giải thích về chính sách tiếp quản của Đảng và Chính phủ ta, mời bà con tham gia vào việc chuẩn bị cách đón tiếp bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô làm sao cho thật rực rỡ, tưng bừng, vui vẻ.

Bản thân các đội viên cũng phải gương mẫu hoạt động văn nghệ, dạy hát múa cho thanh thiếu niên, tạo không khí tưng bừng náo nhiệt ngay từ phút đầu tiên quân Pháp rút lên cầu Long Biên.

Các em thiếu nhi rất hào hứng và nhiệt tình tham gia múa hát, mặc đồng phục, diễu hành, các đội viên đã dạy họ những bài hát, điệu múa cách mạng tạo không khí sôi động cho những ngày mừng giải phóng Thủ đô.

Bà Túy cho biết, những công việc này đều diễn ra trong những ngày địch còn thiết quân luật, đội TNXP phải tìm những địa điểm kín đáo như đình chùa, ngõ, phố khuất nhưng sau thấy quân địch mải lo việc rút quân, không để ý đến việc khác nên đội vận động bà con, anh chị em tiến hành mọi công việc công khai hơn.

Chia sẻ cảm xúc ngày tiếp quản Thủ đô cách đây tròn 60 năm, bà Lê Thị Túy cho biết, đáng nhớ nhất là 9/10/1954, do nhiều ngày trước, bà con tập trung chuẩn bị sẵn mọi vật liệu chuẩn bị may thật nhiều cờ, khẩu hiệu nên trước ngày 10/10/1954 không khí Thủ đô như một cuộc đồng khởi.

Rồi đến ngày 10/10/1954, cả Thủ đô tưng bừng, phấn khởi, ngập sắc cờ hoa, Phố Hàng Đào thì trưng tất cả các màu vải, lụa lụa, phố Hàng Nón thì trưng tất cả các loại nón, mũ, cờ, quạt sơn xanh, sơn đỏ… Phố Hàng Thiếc thì uốn thiếc thành những con rồng, con phượng gương chiếu lấp lánh. Phố Hàng Gai thì trưng những hàng đèn lồng rồng, phượng, hình con cá, tôm…

Sau khi công việc tiếp quản Thủ đô tạm ổn, một bộ phận của đội TNXP tiếp tục tiếp quản thành phố Hải Dương, sau đó là Hải phòng. Vào năm 1955 đội TNXP giải tán, các đội viên được chia ra nhận những nhiệm vụ làm cán bộ Đoàn tại Trung ương Đoàn, Thành Đoàn và các quận, huyện Đoàn; hơn 30 đội viên hăng hái tiếp tục xung phong đi xây dựng đường sắt Hà Nội, Lào Cai…, chuyển về làm việc tại Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp…

Lúc bấy giờ, bà Lê Thị Túy được phân công về làm phóng viên tại báo Tiền phong khi mới tròn 19 tuổi.

Bà Lê Thị Túy cho biết: Trải qua 60 năm, chúng tôi luôn tự hào được là đội viên thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô, được Đảng và Đoàn rèn luyện trở nên những người có ích cho xã hội. Hầu hết đội viên TNXP đều trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hơn một nửa số đội viên trở thành cán bộ lãnh đạo các ban ngành Trung ương và địa phương.

Sau khi cống hiến cho đất nước, khi về hưu đa phần các đồng chí vẫn tham gia các công tác xã hội, công tác Đảng, đoàn thể, gia đình các đồng chí cựu đội viên đều là gia đình văn hoá, con cháu thành đạt.

Nhớ lại những ngày được rèn luyện trong đội TNXP tiếp quản Thủ đô, bà Lê Thị Túy luôn tự hào và biết ơn Đảng và đoàn đã tạo điều kiện rèn luyện cho thế hệ bà biết sống có lý tưởng và cống hiến được nhiều cho Tổ quốc.

Gia Huy