• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhức nhối nạn "vàng tặc" tại hai huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An):Bài 1: Cơn sốt vàng !

Đào đãi vàng

12/10/2010 16:02
Dưới cái nắng như lửa thiêu của tiết trời miền Trung, chúng tôi vượt gần 10km đường rừng vào khu vực khe Chà Lồng, khu vực này là nơi giáp ranh giữa hai xã Châu Phong (huyện Quỳ Châu) và xã Quang Phong (thuộc huyện Quế Phong - Nghệ An)) hàng trăm con người đang hì hục "cày xới" từng mét đất để kiếm cơ may...tìm vàng. Già có, trẻ có, thậm chí là các em đang còn đi học cũng theo bố mẹ trèo đèo, lội suối đi làm "vàng tặc". "Cơn sốt" vàng mới sau lễ Quốc Khánh 2/9 Đầu năm 2010, tại khu vực ba xã vùng trong của huyện Quỳ Châu là Châu Phong, Châu Hoàn và Diên Lãm từng rộ lên một "cơn sốt" vàng với sự xuất hiện của các "đại ca" đất Bắc kết hợp với những "phu" địa phương "đại náo" khu vực suối Nậm Canh, suối Nậm Lìm và khu vực Bản Cướm… Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng của huyện Quỳ Châu đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kết hợp với UBND các xã tiến hành truy quét nhưng chỉ theo kiểu "bắt cóc bỏ đĩa" nên "vàng tặc" đã kịp xới tung những khu vực được cho là "mỏ vàng" trước khi rút về "ở ẩn". Mới đây, "cơn sốt" vàng rộ lên mạnh nhất bắt đầu từ tin đồn một người dân đào được gần 2 lượng vàng tại khu vực khe Chà Lồng (thuộc xã Quang Phong - huyện Quế Phong). Theo thông tin chúng tôi được biết, có một người dân đi tìm đá xanh tại khu vực khe này và nhặt được khá nhiều vàng. Sau khi phát hiện ra nơi này, người này đã tiến hành đào đãi và đến trước lễ Quốc khánh 2/9 đã đào được gần 2 lượng vàng. Người này đưa về khoe với vợ và thông tin "rò rỉ" từ đó. Sau lễ Quốc khánh, hàng trăm người dân đã đổ xô vào khu vực này để "cày xới" tìm kiếm cơ may. Khu vực khe Chà Lồng cách Bản Lầu (xã Châu Phong khoảng hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ), mặc dù địa giới hành chính thuộc địa bàn xã Quang Phong (huyện Quế Phong) nhưng từ lâu khu vực này chủ yếu là người dân Quỳ Châu đi vào xâm canh. Vì thế, ngoài người dân khu vực này còn có hàng trăm người từ các xã Diên Lãm, Châu Hoàn, thị trấn Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu) và nhiều "vàng tặc" tại Quỳ Hợp và Quế Phong…cũng "mò" vào để tìm kiếm cơ may. Cá biệt, có cả những tay "vàng tặc" khét tiếng của đất Bắc như Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam...cũng tìm vào khảo sát để đưa máy móc vào khai thác. Giữa tháng 9 là thời kỳ các "vàng tặc" hoạt động mạnh nhất. Có ngày "cao điểm" cả khu vực thượng nguồn khe Chà Lồng dài chưa đầy vài km nhưng có đến hàng nghìn "vàng tặc" với hàng trăm tốp chen chúc nhau "cày xới" khiến khu vực này tan nát, nước suối đỏ quạch. Đặc biệt, ruộng lúa và ao cá của một số hộ gia đình từ Bản Lầu và Bản Tằm (xã Châu Phong) vào khu vực này canh tác đã hàng chục năm nay cũng bị "vạ lây". Người dân đành bất lực nhìn hàng trăm "vàng tặc" cày xới đến nát bươm hàng nghìn m2 đất canh tác. Theo chân "vàng tặc" Từ thị trấn Quỳ Châu vượt gần 40km đường núi ngoằn nghoèo, cuối cùng chúng tôi cũng đến được khu vực Bản Lầu (xã Châu Phong - Quỳ Châu). May mắn gặp được một tốp người đang chuẩn bị vào khe Chà Lồng để đào vàng. Thấy người lạ đến nhóm này hớn hở "các anh ở dưới xuôi lên đào vàng hả? biết đường không thì đi theo tụi này vào đào cùng cho vui…". Tôi gật đầu lia lịa và vào gửi xe tại một quán nước nhỏ ven đường bắt đầu cuộc hành trình "đột nhập" bãi vàng trái phép. Đường dẫn vào khu vực khai thác vàng vừa quanh co lại vừa dốc dựng đứng. May thay trước đó vài ngày một nhóm "đại ca" đã lấy hai máy xúc để đào một con đường lớn xuyên núi vào nên cũng đỡ hơn chứ không phải "chui bụi" như những ngày trước. Anh Lữ Văn Chánh, một người bản địa đi cùng nhóm cho biết: "May mà mấy ngày trước có người đưa máy xúc đào đường để đưa máy móc vào khai thác quy mô lớn nên đường cũng đỡ hơn, chứ trước đó toàn cây bụi đi vào khu vực khe Chà Lồng rất khó khăn, có khi đi cả nửa ngày trời mới tới nơi...". Được biết, để có được "con đường đau khổ" này "nhà đầu tư" cũng phải bỏ ra mấy trăm "chai" mới đào xong trong hơn 1 tuần. Để cung ứng xăng dầu cho các loại máy móc hoạt động, các "đại ca" chỉ có một cách vận chuyển duy nhất là dùng sức trâu để kéo. "Họ đưa dầu vào bằng cách cho trâu kéo tẹc loại 800 lít theo con đường mới đào đi vào. Mà 1 tẹc phải cần tới 2 con trâu mới kéo nổi, nghe đâu công kéo 1 tẹc vào tận nơi cũng hơn 500 nghìn đồng" - Một "phu" khoe. Xui xẻo cho chúng tôi là vào tối hôm trước đó trời mưa to nên con đường đất rộng thênh thang vừa mới được đào nhiều nơi biến thành "con đường bùn", đất nhão và trơn choẹt, rất dính nên vừa mới đi được một đoạn quần áo chúng tôi đã lấm lem hết vì ai cũng thi nhau "vồ ếch"... Sau hơn 2 tiếng đồng hồ chúng tôi cũng vượt qua "tuyến đường đau khổ" này và đến được khe Chà Lồng. Cũng phải nói thêm rằng trên đường đi chúng tôi gặp thêm hàng chục tốp tay xách nách mang những xô, chậu, sàng, xoong, nồi... nườm nượp ra vào con đường này. Phạm Tuân Bài 2: Chính quyền cũng "bó tay" ?