• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những 'cánh chim đầu đàn' vùng biên giới

(Chinhphu.vn) - Ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, có những đảng viên già làng, trưởng thôn tiêu biểu, gương mẫu. Họ nói dân tin, làm dân theo, luôn là điểm tựa vững chắc trong lòng dân, góp phần tích cực vào phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự khu vực biên giới.

21/08/2022 08:29
Những 'cánh chim đầu đàn' ở vùng biên giới - Ảnh 1.

Già làng KSor H Blam trao đổi với thiếu tá Đinh Ơ Ring, Chính trị viên Phó Đồn biên phòng Ia Mơ về chương trình xóa đói, giảm nghèo - Ảnh: VGP/Trọng Sáng

Bài 1: Ksor H' Blâm-nữ già làng tiêu biểu vùng biên giới Gia Lai

Nữ đảng viên, già làng Ksor H' Blâm (77 tuổi, dân tộc JRai) được ví như cánh chim đầu đàn dẫn dắt phong trào đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh trật tự mang lại sự bình yên ở vùng biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Ia Mơ là xã biên giới của tỉnh Gia Lai tiếp giáp với Campuchia, có diện tích rộng, đường biên giới trải dài, rừng núi trùng trùng điệp điệp. Mùa này vùng biên giới mưa phủ kín núi rừng. Đường đến Ia Mơ trơn trượt khó đi, từ TP Pleiku, chúng tôi phải mất hơn 4 giờ đi ô tô bán tải mới có thể đến vùng biên.

Tại đây, chúng tôi được thiếu tá Đinh Ơ Ring, Chính trị viên, Phó Đồn Biên phòng Ia Mơ dẫn đến nhà già làng Ksor H'Blâm tại thôn K Rông. 

Ngôi nhà của già Ksor H'Blâm nằm ở lọt thỏm giữa rừng cây xoài, me… cổ thụ, lặng lẽ, bình yên đến lạ. Với nụ cười thân thiện, mến khách, già làng Ksor H'Blâm bắt đầu câu chuyện hết sức chân thành và mộc mạc của người JRai.

Già làng Ksor H'Blâm sinh năm 1945 tại xã Ja Boong, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Thời kỳ này cả nước ta đang bị nạn đói, rét hoành hành. Ở nơi đây cũng vậy. Những người còn sông được coi là sự thần kỳ, già làng nhớ lại.

Năm 17 tuổi, Ksor H'Blâm xung phong tình nguyện đi bộ đội. Với sự nhanh nhẹn và thông minh nên được đơn vị phân công làm giao liên, vận chuyển thư từ, tài liệu, đưa đón các đồng chí lãnh đạo cấp trên đi lại trong lòng địch được an toàn. Cũng trong thời điểm này trên mặt trận B3 bà còn tham gia rất nhiều trận đánh trực tiếp với Mỹ, ngụy và cũng đã tiêu diệt được rất nhiều tên giặc.

Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, năm 1966, lúc mới 22 tuổi bà được cấp trên tin tưởng, giới thiệu kết nạp Đảng, rồi được đơn vị cử ra Hà Nội học văn hóa và nâng cao nghiệp vụ quân đội. Sau 4 năm học tập, bà lại được điều động quay trở về quê hương Chư Prông để phục vụ cho chiến trường. Thời kỳ này tại Tây Nguyên, cuộc chiến đấu chống Mỹ diễn ra hết sức khốc liệt, bà cùng với đồng đội phải dồn hết sức lực và tinh thần vào cuộc kháng chiến cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Lúc này đã ngoài 30 tuổi, độ tuổi mà với người đồng bào dân tộc thiểu số thì không còn thích hợp để xây dựng gia đình. Già làng Ksor H'Blâm nghĩ vậy. Từ đó bà không còn nghĩ đến hạnh phúc riêng mà dành khoảng đời còn lại cho công việc, cho xã hội.

Năm 1987, bà nghỉ hưu về với buôn làng và được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ja Mơ. Dù tuổi đã cao nhưng đôi chân không mỏi, bà vượt núi cao, vực sâu, rừng thẳm đi đến tất cả 5 thôn của xã để tuyên truyền, vận động bà con dân tộc đề phòng, cảnh giác kẻ xấu, thế lực thù địch, tàn quân Fulro lôi kéo, xúi giục, tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước. Tuyên truyền, vận động bà con không vượt biên trái phép hay đi lại khu vực biên giới khi không được sự đồng ý, cho phép của bộ đội biên phòng.

Những 'cánh chim đầu đàn' ở vùng biên giới - Ảnh 3.

Già làng Blâm cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Gia Lai bàn giao nhà Mái ấm Biên cương năm 2022 cho người dân - Ảnh: VGP/Trọng Sáng

Với lòng nhiệt tình, tâm huyết, bà được người dân tín nhiệm bầu làm già làng, là nữ già làng đầu tiên của tỉnh Gia Lai. Là đảng viên tiên phong, già làng Blâm không chấp nhận cảnh đói nghèo bủa vây dân làng, vì vậy bà tiếp tục tìm hiểu, học tập thêm về kiến thức khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật trồng lúa nước, cây ăn trái, cây nông sản, cây công nghiệp lâu năm, cách trồng cây xen canh, nuôi bò, lợn để hướng dẫn cho bà con sản xuất.

Không chỉ hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, bà còn tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đẻ ít con để nuôi dạy con cho tốt. Tuyên truyền, vận động bà con vệ sinh thôn, làng sạch sẽ, có lối sống lành mạnh, đoàn kết một lòng để giữ vững an ninh, trật tự vùng biên giới, tạo đà phát triển kinh tế địa phương.

Bà cũng được biết đến là người tiên phong vượt qua lời nguyền, vận động bà con xóa bỏ hủ tục, lạc hậu trong ma chay, cưới xin. 

Già làng Blâm nhớ lại, trước đây, vào một đêm trời mưa như trút nước, có một người mẹ dân tộc JRai sinh đôi hai đứa con trai. Theo quan niệm của đồng bào thì đây là điềm xấu, nếu là sinh đôi thì phải bóp chết một đứa, nếu không thì cả hai phải cùng chết.

Nghe được tin dữ, già làng Blâm đã băng rừng ngay trong đêm đến ngay để ngăn cản và kiên quyết không cho gia đình làm hại 2 đưa trẻ. Già đã giải thích cho dân làng hiểu đây là việc làm vi phạm pháp luật. Hồi xưa không có ăn nên nhiều người chết đói, giờ có cái ăn rồi để cho các cháu sống sau này bảo vệ làng. Uy tín của già làng cũng với cách giải thích hợp lý nên người dân hết lòng tin tưởng, nghe lời. Nhờ đó, hai đứa trẻ bình an và trưởng thành ở vùng biên Ja Mơ, đó là Rơ Châm Phớt và Rơ Châm Phét.

Ngoài ra già làng Blâm còn thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng đi kiểm tra an ninh, trật tự trên địa bàn. Cũng chính sự tinh tường, lanh lợi của bà nên đã phát hiện được nhiều trường hợp lạ mặt lợi dụng địa bàn rộng lớn, phức tạp đến thôn để tuyên truyền phản động, vượt biên trái phép. Mặc dù là phụ nữ, tuổi lại cao nhưng già vẫn cùng bộ đội biên phòng đi kiểm tra cột mốc biên giới để ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép, hay di dời cột mốc biên giới.

Với những đóng góp đó, già làng Blâm luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, được người dân tin yêu, kính trọng. 

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ja Mơ nói: "Đồng chí Blâm là người đảng viên gương mẫu, hết lòng tận tụy với công việc, người có uy tín rất lớn với bà con dân tộc nơi đây trong việc giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới, tạo đà để phát triển kinh tế địa phương. Với đồng lương hưu ít ỏi nhưng đồng chí đã dành dụm mua bò cái cho các hộ nghèo mượn đến khi đẻ ra bê con. Việc làm đầy tính nhân văn này đã giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo".

Những 'cánh chim đầu đàn' ở vùng biên giới - Ảnh 4.

Đồng chí Ksor H'Blâm phối hợp cùng lực lượng Biên phòng tuyên truyền về phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép, không nghe theo những lời xúi giục phản động, không nghe các đối tượng lừa dối "việc nhẹ, lương cao" để vượt biên - Ảnh: VGP/Trọng Sáng

Còn thượng tá Đinh Hữu Ninh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng Gia Lai chia sẻ: "Là một quân nhân phục viên về với buôn làng, đồng chí Ksor H'Blâm luôn giữ gìn và phát huy phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" tại địa phương. Đối với công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, những năm qua già làng Blâm luôn phối hợp chặt chẽ với các Đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia, thường xuyên vận động nhân dân bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc".

"Già làng Blâm tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả; đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận "Biên phòng toàn dân" vững chắc ở khu vực biên giới", thượng tá Đinh Hữu Ninh cho hay.

Trọng Sáng-Thế Phong

(Còn tiếp)