• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những câu hỏi về phụ cấp thâm niên nhà giáo

(Chinhphu.vn) – Giáo viên mầm non bán công, giáo viên làm công tác giảng dạy kiêm nhiêm công tác thư viện, kế toán có được hưởng phụ cấp thâm niên? Nhà giáo giảng dạy trong quân đội có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp?... là những thắc mắc của bạn đọc đề nghị được giải đáp.

13/08/2012 17:20

Giáo viên mầm non bán công, kiêm nhiệm có được hưởng phụ cấp?

Đào Thị Lan Hương (mamnonkytho@...), giáo viên trường Mầm non bán công Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, phản ánh: Các giáo viên được phân công công tác tại 10 trường mầm non bán công trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh được hưởng lương nhà nước và xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, mã ngạch có hai chữ số đầu là 15. Vừa qua, bộ phận kế toán phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Anh cho biết, giáo viên làm việc ở trường mầm non bán công không phải đối tượng làm việc ở trường mầm non công lập nên không được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Bà Hương đề nghị được giải đáp, giáo viên mầm non bán công có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên không?

Ông Mai Thanh Tân (tan074@...), hiện đang công tác tại trường THCS Mỹ Thành Nam 2, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, là giáo viên mã ngạch 15114, được phân công giảng dạy tại trường THCS kiêm nhiệm văn thư - kế toán từ tháng 9/1996. Đến năm 2006, ông Tân được điều động về trường THCS Mỹ Thành Nam 2, đảm nhận nhiệm vụ kế toán và giảng dạy. Ông Tân tốt nghiệp đại học tại chức tài chính chuyên ngành kế toán, kiểm toán năm 2011 và chuyển sang ngạch 06032. Hiện nay, nhiệm vụ chính của ông Tân là giảng dạy 2 lớp và không còn đảm nhiệm vị trí kế toán nữa. Ông Tân hỏi, ông có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Tính phụ cấp với giáo viên có thời gian giảng dạy trong quân đội?

Nhà giáo vừa có thời gian giảng dạy trong quân đội vừa có thời gian giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập có được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo, là thắc mắc của ông Nguyễn Gia Phương, (Nha Trang, Khánh Hòa; email: phuonggia57@...). Ông Phương là nhà giáo có thời giảng dạy 35 năm 9 tháng. Từ tháng 9/1997 đến tháng 9/1998, ông Phương là giáo viên phổ thông. Sau khi đi nghĩa vụ 2 năm (từ 9/1983 đến 10/1985), ông Phương chuyển sang giảng dạy trong quân đội từ tháng 10/1988 đến tháng 5/2012 thì về hưu.

Căn cứ Nghị định 54/2011/NĐ-CP, ông Phương thấy đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo nhưng Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng chỉ cho ông hưởng 18% phụ cấp thâm niên quân ngũ. Theo ông Phương, chế độ phụ cấp thâm niên giáo viên quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP không phân biệt nhà giáo ở trong và ngoài quân đội, nhà giáo là công nhân quốc phòng. Ông Phương đề nghị cơ quan chức năng xem xét để ông và những nhà giáo này được hưởng phụ cấp thâm niên.

Thời gian tập sự, thử việc, nghĩa vụ quân sự có được tính hưởng?

Theo phản ánh của bà Trần Lan Ngọc, (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; email: lanngoc134@...), vào thời điểm năm 1993 đến 1997, do huyện Cát Tiên thiếu hụt giáo viên tiểu học nên bà Ngọc cùng một số thanh niên sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã tham gia lớp cấp tốc sư phạm 12 6 tháng tại Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cát Tiên ký hợp đồng giảng dạy.

Đến năm 2000 – 2011, bà Ngọc và các giáo viên này đã có bằng cấp và vào biên chế năm 2011 – 2012. Từ khi giảng dạy đến nay, bà Ngọc và các giáo viên có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, vừa qua, khi xét hưởng phụ cấp thâm niên, địa phương cho biết, chỉ áp dụng phụ cấp thâm niên từ thời điểm bà Ngọc và các giáo viên trên được tuyển dụng chính thức. Bà Ngọc cho rằng, việc quy định như vậy là không thỏa đáng và đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề trên.

Ông Nguyễn Hữu Thuyết (email: thcsanduc.truong@...), giáo viên trường THCS Ân Đức, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, phản ánh: Từ tháng 2/1985 đến tháng 3/1988, ông Thuyết đi bộ đội, sau đó có quyết định chuyển ngành vào học cao đẳng sư phạm. Tháng 9/1991, ông Thuyết được điều động về giảng dạy tại địa phương cho đến nay.

Trong quyết định điều động của ông Thuyết có ghi là bộ đội cử đi học được hưởng 100% lương khởi điểm, miễn tập sự. Ông Thuyết tham gia bảo hiểm xã hội liên tục từ tháng 2/1985 đến nay. Ông Thuyết thắc mắc, khi tính phụ cấp thâm niên, trường hợp của ông có trừ thời gian tập sự không? Thời gian chuyển ngành đi học sư phạm có tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?

Còn ông Nguyễn Hoàng Giàu (email: nguyengiau74@...) giáo viên trường THPT Hồng Ngự 1, tỉnh Đồng Tháp, đã tốt nghiệp đại học sư phạm năm 2001. Từ 2001 đến 2006, ông Giàu ký hợp đồng giảng dạy tại các trường THPT công lập, mã ngạch 15.113, tham gia BHXH liên tục. Ngày 1/9/2005, ông Giàu được bổ nhiệm vào ngạch giáo viên trung học và giảng dạy đến 31/8/2006 thì xin nghỉ.

Ngày 1/9/2006, ông Giàu được tuyển dụng chính thức vào ngạch giáo viên trung học, thời gian hợp đồng thử việc từ 1/9/2006 đến 31/8/2007. Hết thời gian thử việc, ông Giàu giảng dạy đến nay với mã ngạch 15.113. Ông Giàu hỏi, ông có được tính phụ cấp thâm niên từ thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội, tức là từ năm 2001 không?

Cổng TTĐT Chính phủ đã chuyển các câu hỏi trên đến cơ quan chức năng và sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc khi nhận được văn bản trả lời.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Tin liên quan:

Giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy có được hưởng phụ cấp?

Thời gian nhà giáo đi học được tính hưởng phụ phụ cấp thâm niên

Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Tháng 2/2012, sẽ có hướng dẫn về phụ cấp thâm niên nhà giáo

 Bộ GDĐT hướng dẫn tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

Không ở ngạch giáo viên có được hưởng phụ cấp khi giảng dạy?

Giảng dạy đủ số giờ được xét hưởng phụ cấp thâm niên